Luận Văn Báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỘT











    NỘI DUNG THỰC TẬP

    LỊCH SỬ HÌNH THÀNH, TÌNH HÌNH HOẠT VÀ PHÁT
    TRIỂN CỦA CƠ QUAN
    A. GIỚI THIỆU VỀ TRƯỜNG:
    Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tổng kết mô hình trường cao đẳng
    đẳng cộng đồng sau 5 năm thí điểm đã rút ra được một mô hình tối ưu,
    có thể là mục tiêu phấn đấu cho nhiều địa phương trong việc đào tạo
    nguồn nhân lực tại chỗ, đa cấp, đa ngành như các Nghị Quyết Hội Nghị
    Ban Chấp hành Trung Ương Đảng lần hai (Khoá VIII) và lần sáu (khoá
    IX) đề ra. Đồng thời là giải pháp hữu hiệu cho các địa phương còn
    nghèo nhưng muốn có trường cho con em mình học đại học ít tốn kém,
    đồng thời tăng số lượng nữ ở nông thôn vào đại học. Hy vọng Trường
    CĐCĐ là giải pháp quan trọng để bản quy hoạch mạng lưới trường CĐ,
    ĐH của Bộ giáo dục và Đào tạo trở nên khả thi hơn.
    Vì vậy nhằm đáp ứng nhu cầu về phát triển về kinh tế và xã hội
    của tỉnh nhà sau khi mới chia tách nên ngày 01 tháng 8 năm 2005 Bộ
    Trưởng Bộ GD & ĐT đã ký Quyết định số 4128/QĐ-BGD&ĐT thành
    lập Trường CĐ Cộng đồng Hậu Giang. Trường ra đời nhằm mục đích
    đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề và trình độ để phục vụ công cuộc
    xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp và phát triển sánh vai cùng
    các tỉnh bạn trong khu vực miền Tây và cả nước.
    Trường là cơ sở giáo dục công lập, thuộc hệ thống giáo dục quốc
    dân, trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang, chịu sự quản lý nhà
    nước về giáo dục và đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Trường có tư
    cách pháp nhân, con dấu, tài khoản riêng.
    Về cơ sở vật chất, Trường đang có 02 cơ sở: Cơ sở 1 tại thị xã Vị








    http://www.**************








    Thanh, có Trung tâm Tin học – Ngoại ngữ đang hoạt động giảng dạy,
    thi và cấp chứng chỉ Tin học, Ngoại ngữ các trình độ A, B, C; Cơ sở 2
    tại huyện Châu Thành A là cơ sở chính của Trường, nơi tập trung các
    lớp học, phòng máy vi tính, khu nhà làm việc Hiện nay, Trường kết
    hợp với các cơ quan chức năng triển khai thiết kế công trình xây dựng
    mới trên diện tích 49 ha đã được UBND Tỉnh cấp tại thị xã Vị Thanh.
    Trường Cao đẳng Cộng đồng Hậu Giang có chức năng đào tạo
    cán bộ trình độ cao đẳng và các trình độ thấp hơn; bồi dưỡng nâng cao
    trình độ văn hóa học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ cho người lao động
    nhằm tạo điều kiện cho người lao động có thêm cơ hội tìm kiếm việc
    làm. Đồng thời, Trường còn liên kết, liên thông với các trường Đại học
    đào tạo Cử nhân, Kỹ sư các ngành kinh tế, kỹ thuật, nông nghiệp phục
    vụ cho nhu cầu nhân lực đa dạng của tỉnh Hậu Giang cũng như khu vực
    Đồng bằng sông Cửu Long.
    Trường có 3 chức năng chính: dạy nghề, liên thông và giáo dục
    thường xuyên.
    Chức năng đào tạo nghề:
    Thống nhất việc đào tạo trung cấp, cao đẳng và trung tâm giáo
    dục thường xuyên của tỉnh vào trường CĐCĐ. Đào tạo tất cả các ngành
    nghề mà xã hội có nhu cầu (kể cả đào tạo giáo viên các cấp). Có thể
    liên kết với đại học trong vùng đào tạo các ngành mà trường chưa đủ
    khả năng, theo hình thức chính quy và không chính quy. Đảm nhận cả
    việc bồi dưỡng tay nghề, xác định tay nghề bậc trung cấp và cao đẳng
    cho công nhân đang lao động tại các doanh nghiệp. Trường CĐCĐ ở
    vùng khó khăn nên phải liên kết đào tạo 2 năm đầu cho trường đại học
    (đóng tại thành phố lớn) và sau đó thực hiện việc liên thông, chuyển
    tiếp để sinh viên này hoàn tất khoá trình đại học.
    Chức năng liên thông:








    http://www.**************







    Trên thế giới, việc liên thông (articulation) giữa các cơ sở đào
    tạo bậc đại học được ghi nhận ở một số nước phát triển như Anh, Đài
    Loan, Nhật Bản, New Zealand, Australia, , và Hoa Kỳ. Ban đầu liên
    thông được thực hiện giữa đại học nhỏ (có chương trình đào tạo 2 năm)
    và đại học lớn (có chương trình đào tạo 4 năm, hay nhiều hơn) là tạo
    điều kiện cho người học, đã xong một chương trình đào tạo 2 năm, sau
    đó chuyển tiếp (transfer) đến một trường khác hoàn tất chương trình
    đào tạo khác cao hơn, cùng ngành hoặc khác ngành, để đạt văn bằng
    cao hơn như cử nhân (bachelor) hay kỹ sư (engineering), và được
    trường này thừa nhận một số kinh nghiệm học tập (quy thành các tín
    chỉ) có kết quả tốt, đã tích lũy trong quá trình học tập trước. Hiện nay,
    liên thông được thực hiện rộng rãi và đa dạng, coi như một phương
    cách đào tạo hữu hiệu và tiết kiệm nhằm giúp người học thực hiện
    nguyện vọng học tập suốt đời, và giúp cho các quốc gia muốn mở rộng
    cánh cửa đại học cho số đông, đẩy nhanh tiến độ xây dựng xã hội học
    tập.
    Thực hiện các hình thức liên thông sau:
    Liên thông“lên”: để nhận một văn bằng cao hơn. Trường hợp
    liên thông cùng ngành nghề xin tạm gọi là liên thông “dọc”. Không
    cùng ngành nghề tạm gọi là liên thông “xiên”. Thời gian đào tạo liên
    thông “xiên- lên” hiển nhiên là dài hơn thời gian đào tạo liên thông
    “dọc-lên” vì cần học chuyển đổi. Liên thông lên để lấy bằng cử nhân,
    bằng cao đẳng, để học tiếp 2-3 năm còn lại với trường liên kết đào tạo
    bậc đại học, để chuẩn hoá trình độ đại học cho giáo viên. Các trường
    Sư phạm kỹ thuật cũng có thể đào tạo giáo viên dạy nghề cho các địa
    phương từ người có trình độ cao đẳng nghề hoặc kỹ sư từ hình thức
    liên thông này.














    http://www.**************







    Liên thông“ngang”: để nhận bằng cấp thứ hai cùng bậc. Trường
    hợp này chỉ cần học thêm các học phần còn thiếu để nhận bằng cấp
    mới.
    Liên thông“xuống”: để nhận bằng cấp dù thấp hơn nhưng hữu
    dụng hơn đối với người học. Cũng chia ra liên thông “dọc- xuống”
    (cùng ngành nghề) và liên thông “xiên- xuống” (trái ngành nghề).
    Thường diễn ra đối với sinh viên không thể theo đuổi việc học đang đại
    học hoặc cao đẳng.
    Liên thông ngang và xuống rất cần cho người lao động muốn
    chuyển đổi nhanh các ngành nghề theo yêu cầu thu nhập hay hoàn
    cảnh.
    Chức năng giáo dục thường xuyên:
    Trường là một cơ sở đào tạo nghề hợp nhất từ nhiều cơ sở đào
    tạo của địa phương nên có trang thiết bị tốt và được tiếp tục đầu tư tập
    trung. Cùng với chức năng liên thông, trường đảm trách công việc của
    trung tâm giáo dục thường xuyên. Từ nay có thể đảm trách cả việc dạy
    nghề thuộc lĩnh vực khoa học- công nghệ. Một lĩnh vực mà các địa
    phương đang rất cần. Học trong giờ hành chính hay ngoài giờ hành
    chính, nhất là ban đêm. Sinh viên của trường CĐCĐ cò thể là học sinh
    vừa tốt nghiệp THPT, họ vào để học nghề bậc trung cấp, cao đẳng,
    hoặc học chương trình liên kết để chuyển tiếp lên đại học. Ngoài ra,
    sinh viên của trường CĐCĐ còn có cả những người đang làm việc (tại
    chức), họ thường theo học các lớp ban đêm về ngoại ngữ, tin học; học
    liên thông nhận bằng cấp mới để chuyển ngành hay chuẩn hoá, nâng
    cao tay nghề. Sinh viên trường CĐCĐ có thể là người lớn tuổi, người
    đã có bằng đại học Trường vận hành theo hướng thực hành- ứng
    dụng. Việc mở ngành đào tạo phải theo nhu cầu xã hội và đáp ứng thị
    trường lao động. Mục tiêu đào tạo chú trọng nhiều vào sự thuần thục kỹ
    năng và đáp ứng sự tiến bộ của công nghệ.






    Cơ cấu của Nhà trường bao gồm:
    Chi bộ
    Công đoàn
    Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
    Ban Giám hiệu
    Khoa Sư phạm
    Khoa Kinh tế, Công nghệ, Kỹ thuật
    Khoa Khoa học cơ bản
    Trung Tâm Tin học Ngoại ngữ
    Tổ chính trị
    Phòng Hành chính Tổ chức
    Phòng Đào tạo
    Phòng Khảo thí
    Phòng Kế hoạch Tài vụ
    Phòng Nghiên cứu Khoa học- hợp tác quốc tế
    Phòng Quản trị, Thiết bị, Thư viện
    Phòng Công tác chính trị, pháp luật, y tế.
    B. QUY MÔ ĐÀO TẠO
    I. HỆ CHÍNH QUY
    1/ Bậc đại học:
    Đào tạo Đại học tại cơ sở 1 tỉnh Hậu Giang do Trường Đại học
    Cần Thơ giảng dạy và cấp phát bằng tốt nghiệp
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...