Luận Văn Báo cáo thực tập tốt nghiệp môn kế toán doanh nghiệp

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP MÔN KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP

    PHẦN II. BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP MÔN KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP
    CHUYÊN ĐỀ: KẾ TOÁN NVL, CCDC
    Chương I: Tình hình thực tế công tác kế NVL, CCDC của Công ty Phương Mai
    I. Đặc điểm quản lý, phân loại, đánh giá NVL, CCDC
    1. Đặc điểm NVL, CCDC
    Như trên chúng ta biết được vai trò của vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nó là yếu tố cấu thành lên thực thể sản phẩm dưới tác động của con người tạo thành những sản phẩm khác nhau.
    Ở xí nghiệp nào cũng vậy, số lượng và chủng loại NVL bị quyết định bởi việc sản xuất sản phẩm của xí nghiệp ấy. Ở Công ty may xuất khẩu Phương Mai, NVL có những đặc điểm chung của nguyên vật liệu đặc trưng và cũng có những đặc điểm riêng theo nhiệm vụ sản xuất sản phẩm của công ty.
    NVL của công ty cũng mang đặc điểm chung là: tài sản dự trữ thuộc TSLĐ, là đối tượng lao động, 1 trong 3 yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh là cơ sở vật chất để hình thành nên sản phẩm mới.
    CCDC là dụng cụ lao động tham gia vào nhiều chu trình sản xuất có giá trị nhỏ hơn 5 triệu đồng.
    Nhiệm vụ chủ yếu của công ty là may hàng xuất khẩu theo đơn đặt hàng, NVL do khách hàng gửi đến nên không hạch toán số NVL đó. NVL chủ yếu của công ty chủ yếu là vải, chỉ, cúc nên việc lưu trong kho dễ gây ra ẩm mốc hay có thể gây cháy. Do đó việc bảo quản NVL là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng với công ty.
    2. Công tác bảo quản vật tư
    Nhằm bảo quản tốt vật tư tránh hao hụt tổn thất thì cần phải có đủ nhà kho với điều kiện kỹ thuật an toàn. Việc tổ chức bảo quản vật liệu nhập kho là một khâu rất quan trọng. Để đảm bảo cho việc sản xuất được liên tục tuy diện tích mặt bằng, nhà xưởng còn chật hẹp nhưng xí nghiệp cũng đã tổ chức kho tàng phù hợp với quy mô của xí nghiệp tại các kho cũng trang bị đầy đủ các phương tiện cân, đo, đếm. Đây là điều kiện quan trọng để tiến hành chính xác các nghiệp vụ quản lý, bảo quản hạch toán chặt chẽ.
    3. Phân loại VL - CCDC
    Trong doanh nghiệp có nhiều loại vật liệu gồm nhiều chủng loại, phẩm cấp khác nhau.
    Mỗi loại vật liệu được sử dụng lại có tính năng, vai trò công dụng khác nhau, nên để theo dõi tốt các loại vật liệu tránh mất mát kế toán đã tiến hành phân loại vật liệu như sau:
    a. NVL chính như: vải chính các loại, vải lót, bông, mếch
    b. Phụ liệu như: chỉ, khoá, cúc, chun
    c. Nhiên liệu: xăng dầu
    d. Phụ tùng thay thế: kim máy, chân vịt máy khâu
    Việc phân loại vật liệu nói chung là phù hợp với đặc điểm và vai trò của từng loại vật liệu trong sản xuất.
    4. Phương pháp đánh giá vật liệu - CCDC
    4.1. Đánh giá NVL - CCDC nhập kho
    Ở Công ty may xuất khẩu Phương Mai, NVL được đánh giá theo giá thực tế. NVL được hạch toán là do mua ngoài.
    = -
    Căn cứ vào hoá đơn GTGT, kế toán vật tư tiến hành lập phiếu nhập kho và lập thành 3 liên:
    - 1 liên lưu tại gốc
    - 1 liên giao cho thủ kho
    - 1 liên giao cho kế toán
    VD: Ngày 30/4/2003, Công ty mua vải lót Tapeta nhập kho 700m, đơn giá 10.000đ. Chi phí vận chuyển là 200.000đ.
    Vậy giá trị nhập kho:
    Giá mua ngoài CF vận chuyển = (700m 10.000đ) 20.000 = 7.200.000đ
    Mẫu số 01-GTKT-3LL
    AV-99-B
    HOÁ ĐƠN GTGT
    Liên 2 (giao cho khách hàng)
    Ngày 30/4/2003
    N0: 083011
    Đơn vị bán hàng: Công ty dệt 8/3
    Địa chỉ: Số 45 Minh Khai
    Mã số thuế: 010113471
    Họ tên người mua: Nguyễn Lan Anh
    Đơn vị: Công ty may xuất khẩu Phương Mai
    Hình thức thanh toán: Tiền mặt
    Mã số thuế: 010097821
    STT Tên hàng hoá ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền
    1 Vải lót Tapeta m 700 10.000 7.000.000


    Cộng tiền hàng 7.000.000

     
Đang tải...