Báo Cáo Báo cáo thực tâp Tổng quan về Tổng cục thống kê

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Báo cáo thực tâp Tổng quan về Tổng cục thống kê


    TỔNG QUAN VỀ TỔNG CỤC THỐNG KÊ

    I. SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH TỔNG CỤC THỐNG KÊ.
    Ngày 20/2/1956, Thủ tướng chính phủ đã ký quyết định số 695/TTg thành lập Cục thống kê trung ương trực thuộc Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước và ngày 29/9/1961, Chính phủ ra nghị định số 131/CP quyết định thành lập Tổng cục thống kê trực thuộc Chính phủ và định danh này tồn tại cho đến ngày nay.

    II. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA TỔNG CỤC THỐNG KÊ HIỆN NAY.
    1.TỔNG CỤC THỐNG KÊ: là cơ quan trực thuộc Chính phủ, có chức năng quản lý Nhà nước về công tác thống kê trong phạm vi cả nước và cung cấp thông tin bằng số liệu về tình hình kinh tế xã hội cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân theo quy định cuả Chính phủ.
    2.NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN
    a) Xây dựng trình chính phủ các dự án luật, pháp lệnh, các văn bản pháp quy khác về Thống kê và tổ chức thực hiện các văn bản nói trên sau khi đã được Quốc hội, Uỷ ban thường vụ quốc hội và Chính phủ ban hành.
    b) Trình Chính phủ quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành Thống kê và chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch được duyệt.
    c) Ban hành các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ thống kê để thực hiện trong cả nước
    d) Tổ chức thu thập, xử lý phân tích và công bố số liệu thống kê về tình hình kinh tế xã hội và cung cấp các số liệu đó theo quy định của Chính phủ.
    e) Phối hợp và giúp đỡ các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ xác định nội dung và phương pháp thu thập số liệu thống kê chuyên ngành.
    f) Tổ chức công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ hiện đạu vào công tác thống kê, xúc tiến hợp tác quốc tế về lĩnh vực thống kê theo quy định của Chính phủ. Tổ chức việc đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thống kê cho cán bộ làm công tác thống kê.
    g) Thanh tra, kiểm tra các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc chính phủ, Uỷ ban Nhân dân các cấp, các tổ chức kinh tế xã hội trong việc chấp hành luật pháp về công tác thống kê.
    h) Quản lý tổ chức, biên chế, kinh phí hoạt động của toàn nghành Thống kê ( từ trung ương đến cơ sở) theo quy định của Chính phủ.
     
Đang tải...