Đồ Án Báo cáo thực tập tổng hợp Đơn vị công ty nhựa cao cấp hàng không

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Báo cáo thực tập tổng hợp Đơn vị Cty nhựa cao cấp hàng không


    PHẦN I
    KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY NHỰA CAO
    CẤP HÀNG KHÔNG


    I. GIỚI THIỆU ĐÔI NÉT VỀ NGÀNH HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
    1. Quá trình hình thành và phát triển của ngành Hàng Không Việt Nam
    Ngày 15/1/1956, Thủ tướng chính phủ đã ký nghị định số 666 thành lập
    Cục hàng không dân dụng Việt nam. Nghị định này quy định Cục Hàng Không Dân Dụng Việt Nam(HKDDVN) trực thuộc phủ Thủ tướng. Cục hàng không dân dụng Việt nam ra đời đẩy nhanh quá trình hình thành và phát triển một ngành kinh tế kỷ thuật mới của đất nước.
    Sau khi Việt nam hoàn toàn giải phóng, đất nước hoà bình thống nhất, ngày 11/2/1976 Thủ tướng chính phủ đã ra nghị định 28/CP về việc thành lập Tổng cục hàng không dân dụng Việt nam trên cơ sở cục hàng không dân dụng được tổ chức theo nghị định 666 TTg ngày 15/1/1966. Tổng cục HKDDVN là cơ quan trực thuộc Chính phủ nhưng về mặt tổ chức quản lý, chỉ đạo, xây dựng vẫn trực thuộc Bộ quốc phòng. Là cơ quan trực thuộc Chính phủ, Tổng cục HKDDVN thực hiện chức năng vận tải hàng không được Nhà nước trực tiếp đầu tư , giao và kiểm tra thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh.
    Ngày 29/8/1989, Hội đồng bộ trưởng ban hành nghị định 112/HĐBT quy định chức năng nhiệm vụ của Tổng cục hàng không dân dụng Việt namlà cơ quan quản lý Nhà nước về hàng không dân dụng và quyết định 225/CT về thành lập Tổng công ty hàng không Việt nam là đơn vị sản xuất kinh doanh trực thuộc Tổng cục. Tổng công ty có tên tiếng anh là Vietnam Airlines là đơn vị hoạch toán ngành về vận tải hàng không và các dịch vụ đồng bộ. Từ thời điểm này, cơ quan quản lý Nhà nước về hàng không dân dụng là cơ quan dân sự.
    Ngày 31/3/1990, Hội đồng Nhà nước đã ra quyết định 224/NQHĐNN giao cho Bộ giao thông vận tải và bưu điện đảm nhận chức năng quản lý Nhà nước đối với ngành HKDD. Tổng công ty thực hiện chức năng sản xuất kinh doanh vận tải HK và các dịch vụ tổng hợp. Quyết định này cũng phê chuẩn việc giải thể Vụ hàng không, đồng thời thành lập Cục HKDD trực thuộc Bộ giao thông vận tải.
    Ngày 22/5/1995, Chính phủ ban hành nghị định 32/CP chuyển Cục HKDDVN từ bộ giao thông vận tải trực thuộc Chính phủ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước chuyên ngành về HKDD. Đồng thời, ngày 27/5/1995 Thủ tướng chính phủ cũng ký quyết định 328/TTg thành lập Tổng công ty HKVN. Về tư cách pháp nhân, Tổng công ty HKVN là tổng công ty của Nhà nước có quy mô lớn, lấy Hãng hàng không quốc gia ( Vietnam airlines) làm nòng cốt, đồng thời có các doanh nghiệp gắn bó với nhau về công nghệ, cung ứng tiêu thụ
    Ngày 19/9/2002,Thủ tướng chính phủ đã ra quyết định 121/QĐ-TTg về việc chuyển Cục Hàng không dân dụng việt nam vào Bộ giao thông vận tải. Việc chuyển giao lần này là bước nhằm tách dần sự quản lý Nhà nước trong hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành Hàng không, để quản lý Nhà nước có hiệu lực, hiệu quả hơn thúc đẩy sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển.
    Trong lịch sử xây dựng và phát triển gần nửa thế kỷ của mình, tuy cơ chế tổ chác luôn có sự thay đổi, ngành HKDDVN có bước phát triển rất đáng tự hào, đã tạo được những đIều kiện tương đối vững chắc để không bị tụt hậu và có thể hoà nhập với sự phát triển chung của hàng không thế giới.

    2. Những kết quả đạt được của ngành nhựa Việt Nam
    Trong gần một thập niên qua, tốc độ phát triển của ngành nhựa tăng bình quân 30%/ năm, đầu tư nước ngoài đã tăng đáng kể với khoảng 535 triệu USD. Tổng sản lượng công nghiệp nhựa hiện nay so với trước năm 1975 đã tăng gấp 8 lần. Ngành nhựa Việt Nam đã đóng góp đáng kể để cho việc phát triển các sản phẩm nhựa, cũng như công nghiệp chất dẻo hoà nhập với sự phát triển chung của ngành nhựa khu vực ASEAN. Sự phát triển kinh doanh của ngành nhựa Việt nam trong thời gian qua lại chủ yếu tập trung khoảng 80% ở khu vực phía nam. Do qui mô và phát triển không ngừng của ngành công nghiệp nhựa Việt nam, Chính phủ đã phê duyệt kế hoạch chiến lược phát triển ngành nhựa đến năm 2005 và cũng chỉ rõ việc tổ chức, qui hoạch và định hướng phát triển ngành nhựa nhằm đảm bảo tốc độ phát triển ngành nhựa đến năm 2005 với kết quả phải tăng gấp 6 lần so với hiện nay, mới đáp ứng được nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
    Nhu cầu về nguyên liệu nhựa của Việt Nam mỗi năm 400.000 tấn, nếu so với năng lực khai thác dầu khí hiện nay, Việt nam có đủ nguyên liệu gốc để sản xuất 600.000 tấn nguyên liệu mỗi năm. Và như vậy với đà phát triển việc khai thác dầu khí hiện nay, trong các năm tới, Việt nam sản xuất nguyên liệu nhựa có thể đáp ứng cho việc sản xuất nhựa trong nước và xuất khẩu.
    Nguyên liệu ngành nhựa kỹ thuật cao hiện nay ở Việt nam như: PET, composite, nhựa thuỷ tinh và các loại nhựa tổng hợp dùng cho sản xuất dạng sợi, phim, ống, công nghệ điện tử, thiết bị ôtô v.v . đều là tương lai trước mắt đòi hỏi phải có những kế hoạch cụ thể cho ngắn hạn và dài hạn. Mặt khác, tốc độ kiến thiết xây dựng đô thị tăng gấp 5 lần trong kế hoạch 5 năm, do vậy nhu cầu phát triển vật liệu nhựa cho công nghiệp xây dựng càng phát triển mạnh.
    Các yêu cầu cho bao gói hàng hoá cao cấp và xuất khẩu là một thị trường hấp dẫn mà với xu thế của cơ chế thị trường và của quá trình hội nhập hiện nay và tương lai thì cùng với sự phát triển của các ngành công nghiệp thực phẩm khác để đáp ứng tối đa cho nhu cầu của thị trường trong nước cũng như cho xuất khẩu thì ngành bao bì nhựa cũng phát triển đáng kể - với yêu cầu này ngành nhựa tăng không dưới 200%/ năm.
    - Ngành nhựa gia dụng là ngành nhựa được phát triển đầu tiên trong những năm qua đã đáp ứng tương đối đủ cho nhu cầu trong nước nhưng vẫn chưa ở mức bão hoà mà nhu cầu tiêu dùng vẫn cao, do người tiêu dùng không ngừng đòi hỏi nhu cầu chất lượng, mẫu mã, cải tiến kỹ thuật công nghiệp, hình dáng, mầu sắc và giá trị sử dụng v v . Do vậy, trong những năm qua chiến lược sản phẩm hàng hoá cho xuất khẩu đã tăng trưởng, hàng loạt sản phẩm với chất lượng cao đã xuất khẩu sang các nước Liên Xô cũ, các nước SNG. Hiện nay, khoảng 1289 cơ sở đơn vị sản xuất nhựa Việt nam từ nhỏ đến lớn đã cho ra các sản phẩm nhựa rất đa dạng và sôi động.
     
Đang tải...