Báo Cáo Báo cáo thực tập: Tính cộng đồng thể hiện qua việc sử dụng thổ ngữ (tiếng địa phương) của người dân

Thảo luận trong 'Dân Tộc Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Báo cáo thực tập: Tính cộng đồng thể hiện qua việc sử dụng thổ ngữ (tiếng địa phương) của người dân xã Quảng Cư, thị xã Sâm Sơn, Thanh Hóa


    Tài liệu gồm 36 trang
    3.2. Tính cộng đồng và bầu không khí trong làng.
    Làng xã Việt Nam cổ truyền với đặc trưng là khép kín đã tạo nên bầu khong khí thanh bình, êm ả, đầm ấm. Bầu không khí tâm lý chính là các phản ánh các mối quan hệ (quan hệ giữa các thành viên trong nhóm với nhau, quan hệ giữa các thành viên với lãnh đạo ) trong một nhóm, một tập thể. Mặt khác tính chất của cá mối quan hệ trong làng cũng là yếu tố phản ánh tính cộng đồng. Vì vậy, nghiên cứu tính cộng đồng làng không thể không xem xét đến bầu không khí tâm lý làng.
    Trong cuộc sống, làng xã cổ truyền Việt Nam thì những xung đột trong làng thường xảy ra trong sinh hoạt hằng ngày. Tuy nhiên, cách thức tổ chức của làng xã và những sinh hoạt cộng đồng như: hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, hội thanh niên đã góp phần xoa dịu những xung đột, căng thẳng trong làng.
    Mặt khác, trong sinh hoạt hằng ngày quan hệ làng xóm, láng giềng, gia đình thông qua giao lưu bằng thổ ngữ (tiếng địa phương) cũng đã góp phần tạo dựng tâm lý đàm ấm, cố kết của những người dân trong làng. Vì theo người nông dân, thì khi nói tiếng địa phương họ cảm thấy gần gũi, tự tin hơn. Mặc dù do hoàn cảnh sinh sống và học tập ở nơi khác có làm thay đổi hành vi sử dụng ngôn ngữ địa phương, nhưng hầu hết khi họ trở về quê hương thì họ vẫn dùng tiếng thổ ngữ để trò chuyện. Vì vậy, yếu tố thổ ngữ đã tác động và nuôi dưỡng bầu không khí tâm lý trong làng.
    Tóm lại: tính cộng đồng là tập hợp những yếu tố như: dòng họ, quan hệ làng xóm, láng giềng, qua việc sử dụng thổ ngữ, qua việc tuân thủ và giữ gìn phong tục tập quán của làng, lễ hội làng đã duy trì và nuôi dưỡng bầu không khí tâm lý làng. Nếu bầu không khi làng tích cực thì phản ánh tính cộng đồng cao. Mọi người quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ với nhau. Ngược lại, nếu bầu không khí tâm lý tiêu cực thì ở đó sự ích kỷ, cá nhân hẹp hòi đã len lỏi và lấn át cái cộng đồng. Những yếu tố đó cũng là tiêu chí giúp chúng ta thiết lập bảng hỏi và phân tích kết quả trong phần nghiên cứu thực tiễn.
    3.3. Mối quan hệ giữa tính cộng đồng và tình cảm cộng đồng.
    Nói đến tính cộng đồng, không thể không nhắc đến một hệ quả rất quan trọng của nó đó là tình cảm cộng đồng. Như đã đề cập đến, hoạt động và giao tiếp là hai phạm trù rất quan trọng của tâm lý, chính chúng là những điều kiện tiên quyết để làm xuất hiện và phát triển tâm lý người. Do đó tính cộng đồng được coi là một nét tính cách của người Việt Nam. Nếu không có hoạt động và giao tiếp thì không thể hình thành nét tính cách ấy. Trong điều kiện làng là một hệ thống khép kín với sự tồn tại tương đối độc lập về nhiều lĩnh vực cho nên hoạt động và giao tiếp không thể vượt ra khỏi phạm vi của làng và chi phát huy tác dụng trong nội bộ của nó, có tác dụng ảnh hưởng trực tiếp tới cả quá trình hoạt động sống của mỗi người. Trên thực tế, quá trình xã hội hoá của mỗi cá nhân đều phụ thuộc trực tiếp vào các hình thức đặc thù của làng; sự tác động qua lại ảnh hưởng lẫn nhau chỉ diễn ra trong phạm vi chật hẹp của làng. Tâm lý cộng đồng làng sẽ qui định mức độ tiếp thu kinh nghiệm, phạm vi học hỏi, trình độ, bề rộng, chiều sâu của các tri thức của các thành viên trong làng.
     
Đang tải...