Báo Cáo Báo cáo thực tập - Tìm hiểu tổ chức và hoạt động của Văn phòng HĐND-UBND quận Ba Đình

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Báo cáo thực tập - Tìm hiểu tổ chức và hoạt động của Văn phòng HĐND-UBND quận Ba Đình



    Tài liệu gồm 47 trang

    1. Sơ lược về quận Ba Đình, UBND quận Ba Đình

    1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội

    - Về đặc điểm tự nhiên: Với số dân 243.570 người và mật độ dân số là 26.218 người/km2, Ba Đình là một trong 10 quận của thành phố Hà Nội, phía Bắc giáp quận Tây Hồ, phía Nam giáp quận Đống Đa, phía Đông giáp sông Hồng, phía Đông Nam giáp quận Hoàn Kiếm, phía Tây giáp quận Cầu Giấy. Với diện tích là 9,29 km2, quận được hình thành với 14 phường: Ngọc Hà, Đội Cấn, Cống Vị, Quán Thánh, Phúc Xá, Nguyễn Trung Trực, Điện Biên, Thành Công, Giảng Võ, Kim Mã, Ngọc Khánh, Liễu Giai, Vĩnh Phúc.

    Quận Ba Đình nằm trong khu vực có địa hình tương đối bằng phẳng, thoải dần, mang đặc điểm chung của khí hậu Hà Nội có sự thay đổi và khác biệt của hai mùa chính cùng với hai thời kỳ chuyển tiếp vào tháng 4 và tháng 10, khí hậu có đủ bốn mùa xuân, hạ, thu và đông. Độ ẩm trung bình trong năm là 84,5% và có 114 ngày mưa trong một năm.

    - Về xã hội:

    + Văn hóa: Quận nằm trên nền đất xưa vốn thuộc tổng Hữu Nghiêm (sau đổi là Yên Hòa), huyện Thọ Xương và các tổng Yên Thành, Nội, Thượng, Trung, huyện Vĩnh Thuận. Từ 1954-1961 gọi là khu Ba Đình và khu Trúc Bạch. Từ 1961-1981 là khu phố Ba Đình. Đến tháng 6/1981 mới chính thức gọi là quận Ba Đình. Từ những hiện vật, di chỉ khảo cổ được tìm thấy (nhất là tại khu vực Hoàng thành, hồ Giảng Võ, hồ Ngọc Khánh ) minh chứng nơi đây đã từng được chọn xây cất cung điện của các triều đại xưa như Lý, Trần, Lê. Hiện trên đất Ba Đình còn bảo tồn được nhiều công trình, di tích văn hoá là niềm tự hào không của riêng Ba Đình mà còn là của nhân dân cả nước như: đền Quán Thánh, đền Voi Phục, Cột cờ Hà Nội, chùa Một Cột và đặc biệt là quần thể di tích về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

    Bên cạnh đó, các hoạt động văn hóa - xã hội trên địa bàn quận được triển khai thực hiện rộng khắp như: Tổ chức phong trào “Ngày chủ nhật xanh” (14/3/2010) hưởng ứng tháng Thanh niên của Thành đoàn Hà Nội; tổ chức hội trại “Cháu ngoan Bác Hồ” tại trường THCS Thăng Long; tổ chức diễn đàn “Đảng với thanh niên, thanh niên với Đảng”.

    + Giáo dục: Ba Đình là quận đầu tiên trong cả nước được công nhận là hoàn thành chương trình phổ cập THCS, thành tích TDTT trong hội khỏe Phù Đổng và thi học sinh giỏi. Hiện nay, quận có 8 trường chuẩn quốc gia, 100% giáo viên đều đạt vượt chuẩn.

    + Y tế: Công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân được thực hiện tốt thông qua các chương trình y tế, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh, nhất là dịch cúm gia cầm và dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm; duy trì tốt công tác dân số, gia đình và trẻ em, 13/14 phường đạt chuẩn quốc gia về y tế.

    - Về kinh tế: Trong những năm qua kinh tế của quận đều tăng trưởng ở mức cao, là đơn vị đầu tiên của Hà Nội thực hiện hoàn thành cổ phần hoá 100% doanh nghiệp Nhà nước thuộc quận (1999 - 2000). Trên địa bàn quận có hơn 3000 doanh nghiệp đang hoạt động; thu ngân sách luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch, tỷ lệ thu luôn tăng theo tốc độ phát triển (năm 2009: đạt 179% kế hoạch).
     
Đang tải...