Báo Cáo Báo cáo thưc tập thực trạng tín dụng và tình hình thu hút khách hàng tại vpbank - chi nhánh sài gòn

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bước 1

    QUẢNG CÁO TIẾP THỊ

    Ngân hàng thực hiện việc quản cáo tiếp thị các sản phẩm dịch vụ cho vay tiêu dùng hoặc các tờ bướm giới thiệu thủ tục và điều kiện cho vay. Ngân hàng có thể gửi tờ bướm đến các khu quy hoạch đô thị hoặc các nơi có tiềm năng sử dụng sản phẩm dịch vụ cho vay tiêu dùng.


    Các sản phẩm cho vay tiêu dùng và cho vay làm kinh tế gia đình bao gồm:

    ã Cho vay mua nhà, đất

    ã Cho vay xây dựng, sữa chữa nhà

    ã Cho vay mua xe trả góp

    ã Các sản phẩm cho vay tiêu dùng khác.

    ã Cho vay làm kinh tế gia đình, kinh doanh cá thể quy mô nhỏ


    Bước 2

    KHÁCH HÀNG ĐỀ XUẤT NHU CẦU VAY


    2.1 NV Phục vụ khách hàng cá nhân (A/O CN) tiếp xúc với khách hàng:

    ã Khi khách hàng mới đến VPBank, NV A/O CN có nhiệm vụ tiếp xúc, giới thiệu sản phẩm - dịch vụ của VPBank cho khách hàng và tìm hiểu các thông tin liên quan, gồm:

    o Thông tin về tư cách pháp lý của người vay (Họ tên, số điện thoại, số CMND hoặc hộ chiếu, giấy tờ tuỳ thân khác) và của những người có liên quan.

    o Các thông tin về lai lịch khách hàng: Trình độ học vấn, nghề nghiệp chính, quá trình công tác, hoạt động, quan hệ gia đình

    o Thông tin về nhu cầu và điều kiện vay của khách hàng: Nội dung phương án vay vốn, số tiền - thời hạn – lãi suất vay, dự kiến phương án bảo đảm tín dụng (thế chấp, cầm cố, bảo lãnh).

    ã NV A/O CN cần đối chiếu nhanh với những quy định hiện hành của VPBank và NHNN để có thể đánh giá xem các điều kiện đó có phù hợp hay không.

    ã NV A/O CN thông báo cho khách hàng về các điều kiện và thủ tục vay vốn

    ã Hướng dẫn khách hàng làm các thủ tục, giấy tờ cần thiết. Nếu khách hàng không có kinh nghiệm trong việc lập phương án vay vốn cũng như cách thức lập các biểu mẫu khác theo yêu cầu của ngân hàng thì NV A/O CN có thể hướng dẫn cụ thể để giúp khách hàng sớm lập và cung cấp đủ hồ sơ, tài liệu cần thiết.

    Cần lưu ý chỉ hướng dẫn khách hàng chứ không được làm hồ sơ thay khách hàng, đặc biệt nghiêm cấm việc tư vấn hoặc phối hợp với khách hàng ngụy tạo số liệu nhằm có đủ điều kiện vay vốn.

    2.2 Tiếp nhận hồ sơ vay vốn từ khách hàng

    ã Hồ sơ khách hàng cần cung cấp cho Ngân hàng bao gồm:

    o Bản sao CMND, hộ khẩu

    o Phiếu thu thập thông tin về người quản lý doanh nghiệp/ khách hàng (theo mẫu của VPBank)

    o Phương án vay vốn

    o Các tài liệu liên quan đến mục đích sử dụng vốn (Hợp đồng mua bán, giấy đặt cọc, phiếu thanh toán )

    Đối với hộ kinh doanh cá thể, cần cung cấp thêm giấy Đăng ký kinh doanh (nếu thuộc đối tượng phải Đăng ký kinh doanh)

    ã NV A/O CN cần kiểm tra bộ hồ sơ vay vốn, nếu nhận thấy bộ hồ sơ chưa đầy đủ về số lượng, tính hợp lệ hoặc không đúng yêu cầu của Ngân hàng về nội dung thì phải yêu cầu khách hàng bổ sung, chỉnh sửa.

    ã Khi tiếp nhận hồ sơ, NV A/O CN lập 02 liên Giấy biên nhận trong đó ghi chi tiết các loại hồ sơ đã nhận, ngày nhận, nhận bản chính hay bản sao và các yêu cầu bổ sung hồ sơ còn thiếu (nếu có). 01 liên giao cho khách hàng, 01 liên lưu cùng hồ sơ. Các lần bổ sung hồ sơ tiếp theo, NV A/O CN lại ghi vào cả 2 liên nêu trên.


    Bước 3

    THẨM ĐỊNH HỒ SƠ VAY TIÊU DÙNG


    NV A/O CN phải nghiên cứu kỹ hồ sơ vay vốn, tham khảo các thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống thông tin rủi ro của NHNN, thông tin từ đồng nghiệp và các nguồn khác để bảo đảm kết quả thẩm định có độ tin cậy cao.

    Trong quá trình thẩm định, NV A/O CN phải khách quan. Trường hợp NV A/O CN có quan hệ riêng với khách hàng như: quan hệ họ hàng, huyết thống, quan hệ bạn bè, quan hệ kinh tế mà có ảnh hưởng đến quan điểm đánh giá khách hàng, thì NV A/O CN phải chủ động đề nghị lãnh đạo phòng phân công NV khác tién hành thẩm định hoặc thụ lý tiếp hồ sơ, trừ trường hợp đặc biệt được Lãnh đạo chấp thuận.

    3.1 Thẩm định về tư cách và lai lịch khách hàng:

    ã Lịch sử xuất thân, hoàn cảnh, quá trình hoạt động, công tác của người vay:

    ã Nhận xét về sức khoẻ, khả năng làm việc, quan hệ giữa các thành viên trong gia đình khách hàng vay.

    ã Đánh giá về tư cách của bản thân người vay trên phương diện như:

    o Trình độ học vấn, chuyên môn, khả năng quản lý, quan điểm cá nhân về một số lĩnh vực chính; Kiến thức, kinh nghiệm trong lĩnh vực có liên quan đến việc sử dụng tiền vay.

    o Hiểu biết pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật, nhận thức về trách nhiệm của người vay vốn, tính hợp tác với NV A/O CN đẻ hoàn thiện các thủ tục vay vốn để đảm bảo điều kiện vay vốn theo quy định của NHNN và VPBank.

    ã Đánh giá về uy tín, dư luận tại nơi công tác và nơi cư trú

    ã Các thông tin khác liên quan đến bên vay.

    3.2 Thẩm định về mục đích sử dụng tiền vay, tính khả thi của phương án vay vốn và khả năng trả nợ của khách hàng:

    ã Mục đích vay tiền phải hợp pháp, ngân hàng có thể giám sát được mục đích sử dụng vốn.

    ã Phương án sử dụng vốn phải có tính khả thi, có hiệu quả kinh tế hoặc hiệu quả về mặt đời sống. Khách hàng giải trình được các nguồn thu nhập bảo đảm trả nợ.

    1. Đối với khách hàng vay tiêu dùng: Khách hàng lập Bản giải trình mục đích vay vốn (hoặc phương án vay vốn), trong đó kê khai các nguồn thu nhập và cam kết kế hoạch trả nợ cho ngân hàng.

    2. Đối với khách hàng vay vốn phát triển kinh tế gia đình hoặc hộ kinh doanh cá thể: khách hàng lập Phương án sản xuất, kinh doanh. NV A/O CN tiến hành thẩm định các nội dung như:

    ã Tính hợp pháp của phương án sản xuất kinh doanh, đời sống.

    ã Đánh giá về khả năng tiêu thụ của hàng hoá, dịch vụ của phương án hiện tại và tương lai, cũng như mức độ cạnh tranh của sản phẩm nêu trong phương án.

    ã Xác định các điều kiện khác có thể tác động đến việc triển khai phương án:

    + Khách hàng có kinh nghiệm về lĩnh vực sản xuất kinh doanh nêu trong phương án không.

    + Khách hàng có những lợi thế gì để có thể thực hiện được phương án.

    + Các điều kiện khách quan, chủ quan có thể tác động tốt xấu đến việc triển khai và hiệu quả của phương án.

    + Các biện pháp của khách hàng để phòng ngừa và hạn chế tác hại của các rủi ro có thể xảy ra.

    ã Xác định nhu cầu vay vốn:

    Nhu cầu vay vốn = Nhu cầu vốn để thực hiện phương án - Vốn tự có tham gia phương án - Vốn tự huy động

    ã Đánh giá định tính về hiệu quả, thời gian thực hiện phương án và nguồn trả nợ.

    3. Đối với các trường hợp vay vốn phục vụ mục đích tiêu dùng, có tài sản cầm cố là giấy tờ có giá (sổ tiết kiệm, tín phiếu, trái phiếu, kỳ phiếu ): người vay không nhất thiết phải có phương án sử dụng vốn vay.

    Lưu ý:

    o NV A/O CN phải đưa ra kết luận về tính hợp lý của việc sử dụng tiền vay và khả năng trả nợ theo kế hoạch trả nợ của khách hàng.

    o Hồ sơ vay vốn của cá nhân và hộ kinh doanh cá thể: phải thể hiện được sự thống nhất đi vay giữa người vay và vợ (chồng) của người vay.

    3.3 Thẩm định về tài sản bảo đảm:

    1. Các trường hợp NV A/O CN trực tiếp định giá tài sản bảo đảm

    NV A/O CN sẽ là người trực tiếp tiến hành định giá tài sản đảm bảo trong trường hợp tài sản bảo đảm là các chứng từ có giá do Chính phủ hoặc các ngân hàng quốc doanh hoặc là chính chiếc xe ôtô hình thành từ vốn vay.

    Nếu tài sản đảm bảo là chứng từ có giá, NV A/O CN định giá tài sản bảo đảm được căn cứ vào:

    ã Hợp đồng mua bán xe

    ã Giá cả của loại xe đó đã được quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng.

    ã Giá mua bán xe cùng loại của khách hàng trước đó.

    ã Trực tiếp xác minh tại hãng xe.

    Trường hợp cầm cố bằng chiếc xe hình thành từ vốn vay, Bên vay phải cam kết mua bảo hiểm vật chất trong suốt thời gian vay, đồng thời chuyển quyền thủ hưởng bảo hiểm vật chất cho VPBank khi tài sản hình thành (có thể đưa chúng vào đơn đề nghị vay vốn kiêm giấy nhận nợ), việc mua bảo hiểm vật chất có thể thực hiện theo từng năm một nhưng cán bộ tín dụng phải có trách nhiệm đơn độc và giám sát việc mua bảo hiểm này.


    2. Trường hợp tài sản bảo đảm thuộc loại khác:

    Nếu tài sản bảo đảm thuộc loại khác (kể cả nhà đất hoặc tài sản khác hình thành từ vốn vay) thì NV A/O CN chuyển hồ sơ tài sản đảm bảo đế phòng Thẩm định tài sản đảm bảo cầm cố để tiến hành định giá.

    Phòng thẩm định tài sản bảo đảm tiến hành định giá theo quy trình như đã quy định trong nghiệp vụ Tín dụng kinh doanh.


    Kể từ sau bước này, các bước tiếp theo được thực hiện tương tự như quy định trong nghiệp vụ cấp tín dụng kinh doanh, các công việc của NV A/O CN thực hiện tương tự công việc quy định vơi NV A/O DN, bao gồm:

    Bước 4

    TẬP HỢP HỒ SƠ TRÌNH BAN TÍN DỤNG/ HỘI ĐỒNG TÍN DỤNG


    Phòng A/O CN tập hợp hồ sơ trình Tổng giám đốc hoặc Ban tín dụng/ Hội đồng tín dụng quyết định theo phạm vi thẩm quyền do HĐQT quy định. Hồ sơ bao gồm:

    ã Tờ trình thẩm định khách hàng (do NV A/O CN lập)

    ã Tờ trình đánh giá tài sản đảm bảo (do phòng Thẩm định TSBĐ lập - trừ trường hợp bảo đảm bằng chứng từ có giá do VPBank, Chính phủ hoặc các NHTM quốc doanh phát hành bảo đảm bằng chiếc xe ôtô hình thành từ vốn vay).

    ã Hồ sơ vay của khách hàng cung cấp.

    Quyết định của tổng giám đốc hoặc Ban tín dụng/ Hội đồng tín dụng được gửi đến các Phòng liên quan như: Phòng A/O CN, Phòng Thẩm định TSBĐ, phòng Giao dịch, Phòng Kiểm tra kiểm toán nội bộ làm cơ sở thực hiện.


    Bước 5

    HOÀN THIỆN HỒ SƠ TÍN DỤNG


    ã Ban Quản lý tín dụng (CA) lập hợp đồng thế chấp, cầm cố, bảo lãnh và thực hiện công chứng hợp đồng (Trừ trường hợp thế chấp, cầm cố, bảo lãnh và thực hiện công chứng hợp đồng bảo đảm tiền vay) và bàn giao hồ sơ cho Phòng A/O CN thực hiện trực tiếp.

    ã Phòng A/O CN niêm phong bộ hồ sơ tài sản bảo đảm (Giấy tờ sở hữu + Hợp đồng công chứng) để bàn giao vào kho quỹ ngân hàng.

    ã Phòng A/O CN lập và trình ký hồ sơ tín dụng (Hợp đồng tín dụng, khế ước vay tiền )

    Bước 6

    THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH CẤP TÍN DỤNG


    Sau khi hồ sơ tín dụng đã hoàn tất, các bộ phận liên quan đến việc cấp tín dụng cho khách hàng phù hợp với Ban TD/ Hội đồng TD như sau:

    Sau khi hoàn tất hồ sơ và các điều kiện cần thiết theo quy định, NV CA gửi 1 bản Hợp đồng tín dụng + Khế ước vay tiền và các giấy tờ liên quan (nếu có) đến bộ phận giao dịch để thực hiện việc giải ngân. Đồng thời, NV CA nhập hồ sơ khoản vay vào chương trình tin học, gồm các loại thông tin quy định sẵn trong chương trình.

    Bộ phận Giao dịch căn cứ vào HĐTD, Khế ước vay tiền, phiếu nhập kho TSBĐ (do thu kho chuyển đến) và các giấy tờ liên quan (nếu có), kiểm tra tính hợp lệ của các chứng từ kế toán, nếu thấy hợp lệ thì tiến hành giải ngân. Sau khi giải ngân, bộ phận giao dịch phải thực hiện đầy đủ việc thanh toán nội - ngoại bảng theo quy định của VPBank.

    Trường hợp khoản vay theo hạn mức tín dụng ngắn hạn, mỗi lần giải ngân NV A/O cá nhân phải kiểm tra mục đích sử dụng vốn và kiểm tra các điều kiện giải ngân đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng, nếu thấy phù hợp thì lập bảng thông báo giải ngân (ghi rõ số tiền đồng ý giải ngân) gửi bộ phận Giao dịch thực hiện giải ngân.

    Bước 7

    KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ NỢ VAY

    I/ Yêu cầu:

    ã NV A/O CN phải có tinh thần trách nhiệm cao, chủ động trong công việc được phân công phụ trách, tích cực kiểm tra, theo dõi, đôn đốc khách hàng theo chế độ quy định.

    ã NV A/O CN phải có thái độ kiên quyết trong xử lý để uốn nắn kịp thời những biểu hiện vi phạm hợp đồng tín dụng, vi phạm cam kết của khách hàng. Báo cáo thường xuyên tình hình khách hàng để Lãnh đạo ngân hàng giải quyết.

    ã Việc kiểm tra tình trạng tài sản bảo dảm nợ vay và đánh giá lại tài sản do phòng Thẩm định TSBĐ thực hiện.

    II/ Quy trình thực hiện

    1. Kiểm tra mục đích sử dụng vốn và tình hình SXKD (NV A/O CN thực hiện)

    - Việc kiểm tra mục đích sử dụng vốn và tình hình SXKD được thực hiện thường xuyên theo quy định:

    + Đối với khoản vay theo hạn mức: kiểm tra theo từng lần đề nghị giải ngân của khách hàng và kiểm tra thưòng xuyên theo định kỳ ít nhất 6 tháng/ 1 lần

    + Đối với khoản vay theo món (ngắn hạn và trung dai hạn): Kiểm tra định kỳ ít nhất 6 tháng/ 1 lần.

    ã Phương thức kiểm tra:

    + Kiểm tra trực tiếp tại nơi làm việc: kiểm tra sổ sách theo dõi nợ vay ngân hàng của bên vay và sổ sách kế toán khác, trao đổi trực tiếp với những người lãnh đạo có thẩm quyền của bên vay, kiểm tra trực tiếp tại cơ sở SXKD

    + Kiểm tra gián tiếp thông qua các báo cáo tài chính mà bên vay có trách nhiệm nộp bổ sung hàng quý theo quy định.

    ã Hình thức và cách thức tiến hành kiểm tra:

    Từng lần xuống làm việc với khách hàng NV A/O CN phải:

    + Lập kế hoạch kiểm tra khách hàng về: nội dung, thời gian, phương tiện, thành phần tham gia để thông qua trưởng phòng trước khi thực hiện.

    + Ghi vào “Sổ nhật ký khách hàng” kế hoạch và đề cương chi tiết về nội dung cụ thể cần làm việc với khách hàng.

    + Các công văn, mẫu biểu cần gữi mà yêu cầu khách hàng cung cấp.

    ã Mỗi lần kiểm tra trực tiếp, NV A/O CN cần lập “Biên bản làm việc” hoặc “Biên bản kiểm tra sau khi cho vay”. Nội dung biên bản cần nêu rõ:

    + Nhận xét về tình hình SXKD của bên vay hiện tại, so sánh với thời điểm kiểm tra trước hoặc so với thời điểm trước khi vay.

    + Xác định mục đích sử dụng vốn vay thực tế, đối chiếu với quy định trong hợp đồng tín dụng

    + Đôn đốc khách hàng thực hiện đúng hạn các nghĩa vụ đối với ngân hàng

    + Các nội dung đặc biệt phát hiện trong quá trình kiểm tra.

    ã Sau khi làm việc, kiểm tra tại đơn vị, bên vay vốn NV A/O CN phải thực hiện:

    + Ghi chép đầy đủ các công việc đã thực hiện, các nội dung chính đã làm việc với khách hàng để báo cáo với trưởng phòng.

    + Trong trường hợp phát hiện bên vay có vi phạm NV A/O CN phải đề ra các biện pháp xử lý yêu cầu đơn vị thực hiện, và báo cáo tỷ mỉ để trưởng phòng để trưởng phòng có hướng chỉ đạo. Bất kỳ vì lý do gì NV A/O CN không báo cáo đầy đủ để trưởng phòng biết dẫn đến khoản vay trở nên xấu hơn thì NV A/O CN bị coi là có tiêu cực và có những bất thường trong quan hệ với khách hàng và có bị điều chuyển, đình chỉ công tác
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...