Báo Cáo Báo cáo thực tập: thu nhập của các hộ gia đình ở xã ái Quốc

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Báo cáo thực tập: thu nhập của các hộ gia đình ở xã ái Quốc


    PHN MỞ ĐẦU

    1. Lí do chọn đề tài.
    Dưới tác động của đổi mới, công nghiệp hoá- hiện đại hoá đang là một quá trình phát triển tất yếu của hầu hết các quốc gia hiện nay. Công nghiệp hoá - hiện đại hoá nó làm thay đổi và tác động đến tất cả các lĩnh vực của đời sống trong xã hội cũng như cơ may cuộc đời của mỗi cá nhân, mỗi nhóm thu nhập mà trong đó chỉ báo quan trọng nhất đó chính là thu nhập.Vấn đề thu nhập hiện nay đang là vấn đề được rất nhiều nước trên thế giới quan tâm. Đặc biệt ở những nước đang phát triển thì việc nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống đang là mục tiêu phấn đấu được đặt lên hàng đầu.
    Trong văn kiện Đại hội Đảng Toàn quốc lần thứ X đã vạch ra nhiệm vụ, phương hướng, mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội là “ Đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, đạt được bước chuyển biến quan trọng về nâng cao hiệu quả về tính bền vững của sự phát triển, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển. Cải thiện rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá và tinh thần của nhân dân. Tạo được nền tảng để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế tri thức, đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Giữ vững ổn định chính trị, an toàn xã hội. Nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới”[1] thì vấn đề về thu nhập, nâng cao mức sống trở thành nội dung và mục tiêu chính của quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá
    Xã Ái Quốc là một xã đồng bằng nằm ở phía đông nam huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, Ái Quốc có diện tích đất tự nhiên là 818,9 hecta trong đó đất dành cho sản xuất nông nghiệp là 450 hecta, đất canh tác dành cho khu công nghiệp là 133,1 hecta. Trên địa bàn xã có một khu công nghiệp Nam Sách và một cụm công nghiệp Ba Hàng, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động trong và ngoài địa phương. Đây cũng là nơi có quốc lộ 5 tuyến Hà Nội - Hải Phòng đi qua và quốc lộ 183 đi Quảng Ninh. Địa bàn xã nằm giữa tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.
    Phía đông bắc của xã giáp xã Lai Vu huyện Kim Thành, phía tây giáp xã Quyết Thắng huyện Thanh Hà, phía nam giáp thành phố Hải Dương và phía bắc giáp xã Đồng Lạc huyện Nam Sách.
    Tổng dân số của xã là 8585 nhân khẩu với gần 2235 hộ gia đình được chia làm 10 thôn. Có 2200 nhân khẩu giành ruộng sản xuất nông nghiệp cho khu công nghiệp tập trung vào 5 thôn là Vũ Xá, Vũ Thượng, Tiền Trung, Độc Lập và Tiến Đạt. Tình hình đó có tác động rất lớn đến thu nhập của các hộ gia đình ở xã ái Quốc có thể được xem như ví dụ điển hình về thu nhập của những khu vực trước đây chỉ làm nông nghiệp ( thuần nông) nay trong điều kiện chịu tác động của công nghiệp hoá - hiện đại hoá nên ít nhiều gây nên sự biến đổi về thu nhập của các hộ gia đình.
    Quan tâm, chú ý tới vấn đề thu nhập của người dân nơi đây nên chúng tôi đã chọn đề tài nghiên cứu này để có cơ hội được tiếp cận, tìm hiểu sâu hơn về vấn đề thu nhập của các hộ gia đình cũng như tìm hiểu các yếu tố tác động đến sự thay đổi về nguồn thu nhập ấy. Từ kết quả nghiên cứu chúng tôi đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao thu nhập ở địa phương này cũng như giải quyết các khía cạnh xã hội nảy sinh do thu nhập mang lại.
    2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn.
    2.1. Ý nghĩa khoa học.
    Nghiên cứu về thu nhập của các hộ gia đình ở xã ái Quốc sẽ làm sáng tỏ vấn đề về nghề nghiệp, độ tuổi, số người sống chung ảnh hưởng như thế nào đến đời
    sống của các hộ gia đình nơi đây.
    Tìm hiểu thu nhập của các hộ gia đình ở xã ái Quốc cho chúng ta thấy rõ hơn về ý nghĩa của đường lối đổi mới trong xây dựng Chủ nghĩa xã hội của Đảng và Nhà nước ta trong những năm gần đây là hoàn toàn đúng đắn. Được thể hiện qua các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế, công bằng xã hội
    2.2 Ý nghĩa thực tiễn.
    Nghiên cứu sẽ cho chúng ta thấy được thực trạng về thu nhập của các hộ gia đình ở xã Ái Quốc trong điều kiện mới, nó đã phản ánh được phần nào đời sống vật chất của các hộ gia đình. Từ đó, chúng tôi phác hoạ được thực trạng về thu nhập và những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới thu nhập của các hộ gia đình ấy.
    Trên cơ sở đó chúng tôi đưa ra một số đề xuất có thể được xem như là giải pháp tham khảo đối với các nhà hoạch định chính sách, chính quyền địa phương có cơ sở để đưa ra những chính sách thích hợp nhằm từng bước cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập cho các hộ gia đình ở xã ái Quốc nói riêng và các hộ gia đình trên cả nước nói chung.
    3. mục tiêu nghiên cứu.
    Từ những vấn đề đã nêu trên, do đây là một đề tài lớn nên trong phạm vi của một bài báo cáo thực tập, chúng tôi chỉ nhằm nghiên cứu những vấn đề sau.
    Tìm hiểu thực trạng về thu nhập của các hộ gia đình ở xã ái Quốc.
    - Chỉ ra một số yếu tố làm ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của các hộ gia đình.
    Trên cơ sở phân tích chúng tôi đưa ra những khuyến nghị và giải pháp nhằm nâng cao thu nhập cho các hộ gia đình ở xã ái Quốc.
    4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu, mẫu nghiên cứu.
    4.1. Đối tượng nghiên cứu.
    Tìm hiểu về thu nhập của các hộ gia đình ở xã ái Quốc.
    4.2. Khách thể nghiên cứu.
    Các hộ gia đình ở xã ái Quốc.

    4.3. Phạm vi nghiên cứu.
    Không gian: 810 hộ dân ái Quốc.
    Thời gian: điều tra xã hội của chúng tôi được tiến hành trên địa bàn của 6 thôn của xã ái Quốc được thực hiện vào tháng 5/2007. Tìm hiểu đánh giá về thu nhập của các hộ gia đình trong điều kiện mới cũng như các yếu tố làm ảnh hưởng trực tiếp tới thu nhập ấy.
    5. Phương pháp nghiên cứu.
    - Phương pháp chọn mẫu.
    Trong nghiên cứu chúng tôi sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên với dung lượng 810 mẫu. Thông tin thu được ở 810 hộ gia đình sẽ đại diện cho các hộ gia đình ở xã ái Quốc.
    - Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi.
    Lớp chúng tôi tiến hành phỏng vấn 810 đối tượng là người đại diện cho mỗi hộ gia đình đang sinh sống và làm việc trên địa bàn xã để thu nhập thông tin về cuộc sống, việc làm, thu nhập cũng như môi trường sống của các hộ gia đình.
    Nội dung: mỗi bảng hỏi gồm 48- 50 câu hỏi khác nhau đề cập tới các vấn đề về lối sống, mức sống, thu nhập, văn hoá- y tế - giáo dục của các hộ gia đình ở xã ái Quốc.
    Người đi phỏng vấn: tập thể sinh viên lớp K49 khoa xã hội học dưới sự hướng dẫn, chỉ bảo của nhóm giảng viên khoa xã hội học - trường Đại học KHXH&NV.
    - Phương pháp phỏng vấn sâu cá nhân.
    Được thực hiện với những người có hiểu biết về vấn đề thu nhập của gia đình đang sống và làm việc tại xã ái Quốc.
    - Phương pháp quan sát.
    Chúng tôi tiến hành quan sát tại các hộ gia đình nhằm phát hiện, nghiên cứu và cung cấp những thông tin trợ giúp cho đề tài để mô tả và chỉ ra được bức tranh tổng thể về thu nhập của các hộ gia đình.
    - Phương pháp phân tích tài liệu.
    Trong quá trình thực hiện nghiên cứu này chúng tôi đã đọc và phân tích những tài liệu có liên quan nhằm thu thập những thông tin để trợ giúp cho đề tài nghiên cứu. Đồng thời chúng tôi cũng rất quan tâm tới những báo cáo của địa phương, những sách báo, những tạp chí cùng các số liệu đã được công bố để bổ sung những thông tin mà các phương pháp khác còn thiếu.
    6. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết.
    6.1. Giả thuyết nghiên cứu.
    Trong giới hạn của một bài báo cáo thực tập chúng tôi đưa ra một số giả thuyết sau đây:
    Thu nhập của các hộ gia đình được hình thành trên cơ sở các điều kiện cụ thể của đời sống kinh tế xã hội của quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá cho nên có sự khác nhau về thu nhập giữa các hộ gia đình ở xã ái Quốc được thể hiện qua nguồn thu và lượng thu của gia đình họ.
    Yếu tố nghề nghiệp, độ tuổi, số người cùng chung sống trong hộ gia đình ảnh hưởng trực tiếp tới thu nhập của các hộ gia đình ở xã ái Quốc.
    .
     
Đang tải...