Báo Cáo Báo cáo thực tập tại trạm y tế xã Xuân Canh

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    Ở Việt Nam cũng như trên thế giới ngành Y - Dược luôn có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cho con người. Con người là tài nguyên quan trọng nhất quyết định sự phát triển của đất nước. Sức khoẻ là tài nguyên vốn quý nhất của con người và toàn xã hội, chính vì vậy đầu tư cho sức khoẻ chính là đầu tư cho sự phát triển của xã hội, của đất nước. Chăm sóc tôt cho sức khoẻ con người là nâng cao chất lượng cuộc sống cho mỗi cá nhân, mỗi gia đình và toàn xã hội Trong thời kỳ đất nước ta đang phát triển như hiện nay thì việc chăm sóc khoẻ cho con người càng cần phải chú trọng, nó trở thành nhiệm vụ quan trọng hàng đầu cho ngành Y - Dược nước nhà. Để thực hiện nhiệm vụ quan trọng ấy thì hai ngành Y và Dược không thể tách rời, nó có mối quan hệ mật thiết với nhau.
    Bản báo cáo thực tập tại trạm y tế là cơ sở bước đầu quan trọng của người dược sỹ khi bước chân vào nghiệp dược. Nó thể hiện nhiệm vụ và vai trò của một cán bộ dược nhăm quản lý được thuốc và dụng cụ y tế theo đúng quy chế hiện hành, hướng dẫn người dân sử dụng thuốc thiết yếu để chữa một số bệnh thông thường một cách an toàn và hợp lý. Bản báo cáo gồm có 7 phần:
    Phần I: Tìm hiểu về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức hoạt động của trạm y tế, nhiệm vụ của nhân viên y tế.
    Phần II: Tìm hiểu mô hình bệnh tật và thực tế sử dụng thuốc của nhân dân tại địa phương nơi thực tập.
    Phần III: Tìm hiểu công tác dược tại trạm y tế.
    Phần IV: Tìm mô hình vườn thuốc nam tại trạm và một số bài thuốc y học cổ truyền được dử dụng tại địa phương để chữa các bệnh thông thường.
    Phần V: Danh mục thuốc hiện đang được sử dụng tại trạm.
    Phần VI: Một số biểu mẫu và sổ sách về công tác dược tại trạm.
    Phần VII: Kết luận.

    PHẦN I: CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA TRẠM Y TẾ, NHIỆM VỤ CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ
    I. Khái quát về chức năng và nhiệm vụ của ngành Y -Dược
    1. Chức năng

    + Thực hiện công tác chuyên môn kỹ thuật Dược, nghiên cứu kỹ thuật Y - Dược. Tham gia công tác tập huấn về bồi dưỡng cán bộ
    + Quản lý thuốc, hoá chất, y cụ và chế độ chuyên môn về dược tại trạm.
    + Tổng hợp kiến thức và đề xuất các vấn đề công tác Y - Dược theo phương hướng của ngành.
    2. Nhiệm vụ
    Căn cứ vào chức năng của ngành và dựa trên cơ sở khoa học chuyên môn và lập kế hoạch phát triển công tác dược, lập kế hoạch về nhu cầu dự trữ thuốc, hoá chất, dụng cụ y tế điều trị.
    + Bảo quản ở tủ thuốc, y cụ trong trạm
    + Chấp hành nghiêm chỉnh chế độ chuyên môn về dược
    + Hướng dẫn người dân sử dụng thuốc, thực hiện hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ, tham gia ý kiến KHKT về dược theo yêu cầu điều chị
    + Góp phần xây dựng các tiêu chuẩn, chế độ chuyên môn, chuyên ngành
    + Hướng dẫn, tuyên truyền chăm sóc sức khoẻ và kế hoạch hoá gia đình cho toàn dân theo định kỳ trong năm.
    + Nhập thuốc và cấp phát thuốc cho nhân dân.
    Tất cả nhân viên của trạm làm việc dưới sự điều hành của trạm trưởng. Tổ chức lãnh đạo theo nhu cầu của trạm, đảm bảo tốt công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân.

    II. Khái quát về tình hình địa lý, dân số, chức năng nhiệm vụ của trạm y tế, nhân viên y tế
    Trạm y tế xã Chi Lăng Nam, Thanh Miện, Hải Dương, nằm ở trung tâm xã Chi Lăng Nam, là một xã tương đối đông dân của huyện Thanh Miện. Giao thông ở đây chưa được phát triển, điều kiện kinh tế còn khó khăn, cơ sở hạ tầng còn hạn chế. Tuy nhiên được sự động viên và ủng hộ của các cấp chính quyền và sự tin cậy của nhân dân nên công tác chăm sóc sức khoẻ của nhân dân được đảm bảo, mọi hoạt động khám chữa bệnh đạt kết quả cao.
    Trạm y tế với diện tích khoảng 2000m2, gồm có 11 phòng: 01phòng hành chính (phòng họp), 01phòng trực, 01 phòng dược, 01 phòng khám bệnh, 01 phòng tiểu phẫu, 02 phòng sản, 01 phòng hấp sấy dụng cụ, 01 lưu bệnh nhân, 01 phòng truyền thông, 01 phòng kế hoạch hoá gia đình và 10 gường bệnh. Các phòng có đủ điều kiện ánh sáng, thông gió để quản lý thuốc, có đủ trang thiết bị y tế để sơ cấp cứu ban đầu, có biện pháp đảm bảo an toàn vệ sinh sạch sẽ.
    1. Khái quát về chức năng và nhiệm vụ của trạm y tế
    Trạm y tế xã là đơn vị kỹ thuật đầu tiên trong hệ thống y tế nhà nước chịu sự quản lý và lãnh đạo của các cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật. Trạm y tế xã có chức năng quản lý nhà nước về y tế và trực tiếp chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân trên địa bàn với nhiệm vụ cụ thể là: Tổ chức thực hiện hiệu quả các nội dung 10 chuẩn quốc gia về y tế xã theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
    Nội dung 10 chuẩn quốc gia về y tế xã
    - Xã hội hoá chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân và công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ.
    - Vệ sinh phòng bệnh.
    - Khám chữa bệnh và phục hồi chức năng.
    - Y học cổ truyền.
    - Chăm sóc sức khoẻ trẻ em.
    - Chăm sóc sức khoẻ sinh sản.
    - Cơ sở hạ tầng trang thiết bị
    - Năng lực và chế độ cuộc sống.
    - Kế hoạch và tài chính cho trạm y tế.
    - Thuốc thiết yếu và sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.
    2. Nhiệm vụ nhân viên y tế
    2.1. Nhiệm vụ của trạm trưởng

    - Quản lý và điều hành mọi mặt hoạt động của trạm y tế.
    - Tham mưu cho cấp Đảng, Uỷ, chính quyền và cơ quan chuyên môn cấp trên về các vấn đề y tế trên địa bàn
    - Lập kế hoạch thực hiện các nội dung 10 chuẩn quốc gia về y tế xã theo tháng, quý, năm và tổ chức thực hiện kế hoạch sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
    - Trực tiếp tham gia thực hiện một số nội dung như: quản lý sức khoẻ nhân dân, khám chữa bệnh kết hợp Đông- Tây- Y, xã hội hoá công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu.
    - Thực hiện chế độ giao ban, báo cáo với các cơ quan quản lý theo quy định.
    2.2. Nhiệm vụ của bác sĩ- theo sự phân công của trạm trưởng
    - Lập hồ sơ sức khoẻ cho nhân dân, theo dõi sức khoẻ các đối tượng ưu tiên, đối tượng chính sách, người già, trẻ em, người mắc bệnh mãn tính, bệnh xã hội.
    - Khám chữa bệnh kết hợp đông tây y theo dõi sức khoẻ bệnh nhân tại trạm, tại nhà.
    - Trực tiếp phụ trách, tham gia thực hiện các chương trình y tế.
    2.3. Nhiệm vụ của nữ hộ sinh
    -Quản lý thai nghén, tư vấn chăm sóc thai nghén, sinh đẻ an toàn, chăm sóc trẻ sơ sinh
    - Tiêm chủng cho trẻ em theo đúng lịch quy định
    - Vận động nhân dân sinh đẻ có kế hoạch, tư vấn hướng dẫn các biện pháp tránh thai
    - Thực hiện KT dịch vụ kế hoạch hoá gia đình, theo dõi sự pháp triển dân số của địa phương
    - Quản lý theo dõi sức khoẻ các cháu trường mầm non
    2.4. Nhiệm vụ của điều dưỡng
    - Giúp bác sỹ lọc hồ sơ sức khoẻ, khám chữa bệnh, theo dõi bệnh nhân tại trạm tại nhà
    - Lấy máu tìm ký sinh trùng sốt rét, lấy đờm gửi đi xét nghiệm
    -Giúp trạm trưởng thống kê báo cáo
    - Trực tiếp tham gia các chương trình y tế
    2.5. Nhiệm vụ của y sỹ chuyên khoa y học dân tộc
    - Khám chữa bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền dân tộc
    - Chế biến dược liệu, pha chế thành phẩm theo phương pháp cổ truyền
    - Phát hiện dược liệu mới, kinh nghiệm dân gian chữa bệnh
    - Kết hợp với dược tá thu mua, chế biến dược liệu, chăm sóc vườn thuốc nam của trạm
    2.6. Nhiệm vụ của dược tá
    - Quản lý mọi nguồn thuốc của trạm y tế, lĩnh cấp phát mua và bán thuốc thông thường, bán thuốc theo đơn phục vụ nhu cầu của nhân dân
    - Tổng hợp báo cáo sử dụng thuốc theo quy định
    - Kết hợp với y sỹ y học dân tộc, lương y thu mua, chế biến dược liệu, chăm sóc vườn thuốc nam của trạm.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...