Báo Cáo Báo cáo thực tập tại Tổng công ty Giấy Việt Nam

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU
    Hoà mình trong công cuộc đổi mới nền kinh tế đất nước, hệ thống kế toán Việt Nam đã có những bước chuyển mình lớn lao.Trước hết là sự chuyển đổi nhận thức về vai trò, vị trí của kế toán từ chỗ chỉ là công cụ phản ảnh tình hình hoàn thành kế hoạch Nhà nước giao, kế toán chỉ phục vụ yêu cầu quản lý của cơ quan Nhà nước, kế toán để quyết toán thuế Ngày nay, kế toán trước hết là công cụ quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mục tiêu của tất cả các doanh nghiệp là làm sao để tối thiểu hoá chi phí, tối đa hoá lợi nhuận. Để đạt được mục tiêu này bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm tới thông tin kế toán. Thông tin kế toán là cơ sở để đua ra các quyết định kinh tế.
    Để liên hệ giữa vấn đề lý luận và thực tế, em đã thực tập tại:
    Tổng công ty Giấy Việt Nam- Số 25 Lý Thường Kiệt- Hà Hội.
    Trong giai đoạn đầu thực tập tại công ty em đã tìm hiểu được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và thực tế công tác kế toán của doanh nghiệp. Đây là điều kiện để em thực tập giai đoạn sau, có cơ hội vận dụng kiến thức chuyên ngành vào việc quan sát, tổng hợp, đánh giá thực tế, giải quyết những bất cập của cơ sở thực tập. Từ đó, nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học, năng lực thực hành của em.
    Bài viết của em gồm những nội dung chính sau:
    I. Khái quát đặc điểm kinh tế và tổ chức bộ máy quản lý của Tổng công ty Giấy Việt Nam
    II. Tổ chức bộ máy kế toán tại Tổng công ty Giấy Việt Nam
    III. công tác tổ chức các phần hành kế toán tại Tổng công ty Giấy Việt Nam.
    IV. Đánh giá và kiến nghị
    Do trình độ còn hạn chế, khả năng nghiên cứu thực tế chưa nhiều nên bài viết còn nhiều thiếu sót. Em mong được những ý kiến nhận xét của các thầy cô và các anh chị cán bộ phòng Tài chính – kế toán để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của PGS. TS Nguyễn Năng Phúc cùng quý Công ty trong thời gian thực tập để em hoàn thành bài viết này.
    Hà Nội ngày 15/02/2006
    Sinh viên
    Cao Thị Phương Thuý


    I. Khái quát đặc điểm kinh tế và tổ chức bộ máy quản lý của Tổng công ty Giấy Việt Nam.
    1. Lịch sử hình thành và phát triển của Tổng công ty Giấy Việt Nam
    Tổng công ty Giấy Việt Nam là doanh nghiệp Nhà nước được thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và hoạt động dưới sự quản lý của Bộ Công nghiệp, các Bộ, cơ quan trực thuộc Chính Phủ, UBND tỉnh và Thành phố trực thuộc Trung ương.
    Giai đoạn từ 1976 đến 1978: Công ty Giấy Gỗ Diêm phía Bắc và Công ty Giấy Gỗ Diêm phía Nam được thành lập. Chức năng của hai Công ty này là quản lý sản xuất đối với các xí nghiệp quốc doanh Giấy Gỗ Diêm. Công ty vừa là cơ quan quản lý cấp trên, cấp kế hoạch, vừa là cơ quan cấp điều hành sản xuất - kinh doanh của các đơn vị trực thuộc. Công ty phân giao và quyết định kế hoạch sản xuất – kinh doanh của các đơn vị trong công ty. Công ty giao chỉ tiêu vật tư, chỉ định địa chỉ và kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, cân đối đầu vào, kiểm tra, đánh giá mức hoàn thành kế hoạch sản xuất - kinh doanh và duyệt quyết toán tài chính năm đối với các xí nghiệp thành viên.
    Giai đoạn từ 1978 đến 1984: Theo Nghị định 302/CP ngày 01/12/1978 của Hội đồng Chính phủ, hợp nhất hai Công ty Giấy Gỗ Diêm phía Bắc và phía Nam thành Liên hiệp xí nghiệp Giấy Gỗ Diêm toàn quốc. Liên hiệp là cơ quan cân đối, phân giao kế hoạch sản xuất - kinh doanh, đồng thời là cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của các đơn vị thành viên.
    Giai đoạn từ 1984 đến 1990: Thời kỳ này điều kiện thông tin trao đổi giữa các khu vực trong cả nước còn gặp nhiều khó khăn. Năm 1984, Liên hiệp xí nghiệp Giấy Gỗ Diêm toàn quốc được tách ra thành hai Liên hiệp khu vực: Liên hiệp Giấy Gỗ Diêm số 1 (phía Bắc) và Liên hiệp Giấy Gỗ Diêm số2 (phía Nam) để thuận tiện cho việc quản lý và điều hành sản xuất.
    Tuy nhiên trên thực tế hai Liên hiệp nói trên vẫn hoạt động như Liên hiệp xí nghiệp Giấy Gỗ Diêm toàn quốc vì thời gian này vẫn còn cơ chế bao cấp. Các đơn vị thành viên vẫn phụ thuộc toàn diện vào hai Liên hiệp.
    Mô hình tổ chức của Liên hiệp lúc bấy giờ nhìn chung là phù hợp với nền kinh tế nước ta trong thời kỳ bao cấp, đặc biệt ở những mặt sau:
    - Công ty, liên hiệp là cấp trên trực tiếp của các xí nghiệp.
    - Công ty, liên hiệp là cấp kế hoạch.
    - Công ty, liên hiệp là cấp điều hành sản xuất - kinh doanh.
    - Kinh phí hoạt động của công ty, liên hiệp do các xí nghiệp thành viên đóng góp.
    Giai đoạn từ 1990 đến 1993: Sự ra đời của Quyết định 217-HĐBT đã xoá bỏ cơ chế quản lý bao cấp, tháo gỡ khó khăn cho các xí nghiệp công nghiệp quốc doanh. Điều này đã tạo cho xí nghiệp có quyền tự chủ về tài chính và sản xuất kinh doanh. Từ đó, vai trò của Xí nghiệp liên hiệp bị giảm đi rất nhiều.
    Ngày 13/8/1990, Quyết định 368/CNg-TCLĐ của Bộ Công Nghiệp nhẹ về việc hợp nhất hai Liên hiệp Giấy Gỗ Diêm số 1 và Liên hiệp Giấy Gỗ Diêm số 2 đã hình thành Liên hiệp sản xuất - xuất nhập khẩu Giấy Gỗ Diêm toàn quốc mục đích là để phù hợp với cơ chế quản lý mới. Liên hiệp sản xuất - xuất nhập khẩu Giấy Gỗ Diêm toàn quốc hoạt động theo Điều lệ liên hiệp xí nghiệp quốc doanh ban hành tại nghị định 27/HĐBT ngày 22/3/1989.
    Giai đoạn từ 3/1993 - 4/1995: Theo Quyết định số 204/CNg-TCLĐ ngày 22/3/1993 của Bộ Công nghiệp nhẹ, Liên hiệp sản xuất - xuất nhập khẩu Giấy Gỗ Diêm được chuyển đổi tổ chức và hoạt động thành Tổng công ty Giấy Gỗ Diêm Việt Nam nhằm mục đích mở rộng chức năng kinh doanh, dịch vụ thương mại trong nền kinh tế thời mở cửa. Nhiệm vụ của Tổng công ty Giấy Gỗ Diêm Việt Nam là sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu, thương mại và thực hiện các hoạt động dịch vụ chuyên ngành giấy gỗ diêm.
    Năm 1995, ngành Giấy đề nghị Nhà nước cho tách riêng vì ngành Gỗ Diêm là một ngành kinh tế - kĩ thuật khác không gắn liền với ngành Giấy. Chính vì vậy Tổng công ty Giấy Việt Nam đã ra đời.
    Tổng công ty Giấy Việt Nam được thành lập theo quyết định số 256/TTg ngày 29/4/1995 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị định số 52/CP ngày 02/8/1995 của Chính phủ ban hành Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Giấy Việt Nam.
    1/2/2005, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 29/2005/QĐ-TTg chuyển công ty Giấy Việt Nam sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con.
    Công ty mẹ được hình thành trên cơ sở tổ chức lại Văn phòng tổng công ty, công ty Giấy Bãi Bằng.
    Công ty mẹ là công ty nhà nước thực hiện hạch toán kinh doanh và đầu tư vốn vào các công ty con, công ty liên kết theo Luật Doanh nghiệp nhà nước, theo điều lệ tổ chức, hoạt động và quy chế tài chính của công ty mẹ do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
    Công ty mẹ có:
    a) Tên gọi: Tổng công ty Giấy Việt Nam
    b)Tên giao dịch quốc tế: VIETNAM PAPER CORPORATION
    c)Tên viết tắt: VINAPACO
    d)Trụ sở chính: Số 25 Lý Thường Kiệt – Quận Hoàn Kiếm – Hà Nội
    e)Vốn điều lệ tại thời điểm 31/12/2004: 1045,865 tỷ đồng
    Công ty mẹ có tư cách pháp nhân, có quyền và nghĩa vụ dân sự theo luật định, có con dấu, có tài sản riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng trong nước và nước ngoài theo qui định của Nhà nước, được tổ chức và hoạt động theo điều lệ của công ty mẹ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...