Thạc Sĩ Báo cáo thực tập tại phán hành chính Việt Nam

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tài phán hành chính Việt nam

    Đề tài: Tài phán hành chính Việt nam
    MỤC LỤC
    PHẦN MỞ ĐẦU.
    1. Lý do làm đề tài.
    2. Ý nghĩa.
    3. Phân tích đối tượng và phạm vi, mục đích để nghiên cứu.
    CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TÀI PHÁN HÀNH CHÍNH VIỆT NAM.
    1. 1 Khái quát chungvề Tài phán hành chính và vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền.
    1. 1. 1 Khái niệm Tài phán hành chính.
    1. 1. 1. 1 Khái niệm Tài phán .
    1. 1. 1. 2 Khái niệm Tài phán hành chính.
    1. 1. 2 Vai trò và vị trí của Tài phán trong bộ máy Nhà nước.
    1. 2 Một số cơ quan Tài phán hành chính trên Thế giới.
    1. 2. 1. 1 Hệ thống Tài phán hành chính Anh - Mỹ.
    1. 2. 1. 2 Hệ thống Tài phán hành chính Pháp.
    1. 2. 2 Tổ chức cơ quan Tài phán hành chính ở một số nước trên thế giớí.
    1. 2. 3 Quan điểm về Tài phán hành chính ở các nước XHCN
    1. 2. 3. 1 Nhà nước thống nhất phân công quyền lực giữa quyền lập pháp hành pháp tư pháp .
    1. 2. 3. 2 Thiết lập Tài phán hành chính , một thiết chế quan trọngtrong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền.
    1. 3 Nghành Tài phán hành chính ở Việt nam.
    1. 3. 1 Khiếu nại tố cáo và thẩm quyền giải quyết khiếu nại tố cáo ở Việt nam.
    1. 3. 2 Việc thiết lập cơ quan Tài phán hành chính:
    CHƯƠNG II: CƠ CẤU, TỔ CHỨC VÀ ĐỐI TƯỢNG, THẨM QUYỀN CỦA CƠ QUAN TÀI PHÁN HÀNH CHÍNH VIỆT NAM.
    - Đối tượng và phạm vi điều chỉnh của Tài phán hành chính.
    - Tổ chức hoạt động của toà án tối cao ở Việt nam.
    + Cấp quận huyện.
    + Cấp thành phố.
    + Cấp Toà án tối cao.
    - Thẩm quyền xét xử.
    - Các giai đoạn, thủ tục về toà án hành chính.
    CHƯƠNG III. NHỮNG VẤN ĐỀ HOÀN THIỆN TÀI PHÁN HÀNH CHÍNH Ở VIỆT NAM.
    + Nêu mở rộng một số thẩm quyền của toà án trong việc giải quyết khiếu nại tố cáo
    + Hoàn thiện Pháp luật hành chính
    + Kiện toàn tổ chức và đội ngũ cán bộ thẩm phán hành chính
    + Cải cánh cách thức tổ chức xét xử hành chính


    PHẦN MỞ ĐẦU.
    1. Tính cấp bách của đề tài
    Từ những năm 1990 trở lại đây, từ khi Việt nam mở cửa hội nhập Thế giới thì tình hình kinh tế và mọi mặt của đời sống nâng cao. Thế giới Nhất là ý thức về mặt Pháp luật được nâng cao rõ rệt. Trên tinh thần đổi mới đó Đảng và Nhà nước ta thông qua quốc hội và các cơ quan có thẩm quyền đã ban hành nhiều văn bản Pháp luật quan trọng và có tính thiết yếu để thiết lập Tài phán hành chính góp phần ngày càng hoàn thiện các chế định giải quyết khiếu nại, khiếu kiện của Nhân dân . Ngay từ nghị quyếtVIII của ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VII, một vấn đề mới, cấp bách đã được đặt ra: Đẩy mạnh giải quyết các khiếu kiện hành chính và xúc tiến việc thiết lập hệ thống toà án hành chính để xét xử các khiếu kiện của dân đối với quyết định hành chính.
    Trong các văn bản đều mang tính tập trung liên quan trức tiếp đến hoạt động tổ chức của Tài phán hành chính và xác định lại thẩm quyền giải quyết các khiếu kiện hành chính được ghi nhận trong luật khiếu kiện tố cáo, năm 1998 và Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1996 và được bổ sung sửa đổi năm 1998.
    Tại Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng cộng sản Việt nam lần thứ VIII tiếp tục khẳng định: củng cố, kiện toàn bộ máy các cơ quan tư pháp, phân định thẩm quyền xét xữ của toà án.
    Do đó Tài phán hành chính là một vấn đề hết sức mới mẻ, từ chỗ Tài phán còn rất xa lạ nhưng đến nay vấn đề Tài phán hành chính đã được tiếp cận. Vì vậy toà hành chính đã được thành lập và đi vào hoạt động ở các Toà án. nhưng xung quanh vấn đề hoàn thiện Pháp luật về Tài phán hành chính ở Việt nam luôn luôn được sự quan tâm bởi các cấp các nghành, trong giới luật gia, các nhà nghiên cứu khoa học quản lý và pháp lý. Chính vì vậy, để nhận thức và nêu rõ tầm quan trọng của Tài phán hành chính và đề tài : Tài phán hành chính ở Việt nam được chọn làm đối tượng nghiên cứu của khoá luận tốt nghiệp này.
    2. Mục đích để nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu.
    Mục đích của việc thực hiện khoá luận như sau:
    - Thứ 1: Hệ thống, tổng hợp cơ sở lý luận về Tài phán hành chính ở Việt nam.
    - Thứ 2: Nghiên cứu nội dung, tính chất của Tài phán hành chính Việt nam.
    - Thứ 3: Những phương hướng , đề xuất nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức về mặt Pháp luật về Tài phán hành chính Việt nam.
    Từ những mục đích trên, nhiệm vụ của khoá luận này là tập trung để giải quyết những vấn đề sau:
    - Trên cơ sở lý luận qua các khái niệm quan điểm khoa học về Tài phán hành chính để làm cơ sở và xây dựng và thiết lập lên 1 cơ quan Tài phán hành chính ở Việt nam.
    - Nêu rõ cơ cấu, tổ chức hoạt động xét xử.
    - Nêu rõ và phân tích những đối tượng khiếu kiện và thẩm quyền xét xử khiếu kiện hành chính Việt nam. Như vậy ta đối chiếu từ những thực trạng giải quyết khiếu kiện hành chính trong những năm qua để thấy được những khó khăn, vướng mắc, thiếu sót về mặy pháp lý nói chung tổ chức thực hiện Tài phán hành chính nói riêng.
    - Trên cơ sở phân tích thực trạng của Tài phán hành chính có những điềm tích cực và những hạn chế trong công việc tổ chức và hoạt động.
    - Qua đó khoá luận có nhiệm vụ nêu ra một số phương hướng đổi mới hoàn thiện và này càng được hoàn thiện trong công tác tổ chức góp phần tiến tới xây dựng một Nhà nước pháp quyềnViệt nam xã hội chủ nghĩavà dân chủ hoá đời sống Nhà nước, xã hội.
    3. Ý nghĩa .
    Từ cơ sở ly luận và thực tiễn đựơc trình bày trong khoá luận bước đầu là tổng quát những vấn đề cần thiết đề cập đến để hoàn thiện Pháp luật, hoàn thiện thể chế về Tài phán hành chính trong đó toà án với tư cách là một thiết chế quyền lực Nhà nước (quyền tư pháp trong hệ thống quyền lực Nhà nước). Toà án là công cụ tối ưu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, việc xác định phạm vi quyết định hành chính và hành vi hành chính thuộc đối tượng xét xử của toà án là có ý nghĩa rất lớn về mặt lý luận cũng như thực tiễn trong công việc đấu tranh phòng ngừa cac vi phạm Pháp luật bảo vệ quyền, tư do và lợi ích hợp pháp của công dân.
    Vì vậy, khoá luận góp phần nhằm làm sáng tỏ các quan điểm của Nhà nước và Pháp luật đối với sự phát triển của đất nước và tiến bộ của toàn xã hội đặc biệt làm rõ vị trí, vai trò của Nhà nước với tư cách là công cụ chủ yếu thực hiện quyền làm chủ của Nhân dân và là công cụ chủ yếu bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền tư do, lợi ích của công dân. Khoá luận cũng đóng góp quan trọng vào công cuộc cải cách thủ tục hành chính, cải cách nền hành chính Nhà nước của dân - do dân- dân vì theo định hướng Xã hội chủ nghĩa
     
Đang tải...