Luận Văn Báo cáo thưc tập tại ở nhà máy Dệt kim Đông Xuân Hà Nội

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Báo cáo thưc tập tại ở nhà máy Dệt kim Đông Xuân Hà Nội ​


    LỜI NÓI ĐẦU

    Thực tập tốt nghiệp là bước đệm quan trọng của một sinh viên năm cuối. Đó là thời gian tiếp xúc với thực tế, với các máy móc, các dây chuyền, các công nghệ . đang được sản xuất vận hành. Qua đó ta kiểm tra, vận dụng được những kiến thức đã học trên ghế nhà trường trong suốt quá trình học ở đại học. Không những thế khả năng nhìn nhận thực tế của sinh viên sẽ được mở rộng rất nhiều. Được tiếp xúc với các máy móc, thiết bị là việc rất cần thiết để sau này khi ra trường không bị bỡ ngỡ. Là sinh viên chuyên ngành Điều khiển tự động thì phải có khả năng phân tích, tích hợp, thiết kế hệ thống, do đó việc làm quen với các dây chuyền tự động thực tế của các nhà máy là rất cần thiết.

    Trong thời gian thực tập này chúng em được phân công thực tập ở nhà máy Dệt kim Đông Xuân Hà Nội, Nhà máy thức ăn chăn nuôi Ngọc Hồi. Trong đó ở nhà máy Dệt kim Đông Xuân Hà Nội chúng em đã được trực tiếp cùng các anh chị tham gia phục hồi dây chuyền kiềm bóng từ chỗ dây chuyền đã ngừng hoạt động trong nhiều năm đến khi vận hành lại như cũ. Ở nhà máy thức ăn chăn nuôi Ngọc Hồi chúng em đã được tiếp xúc với dây chuyền sản suất thức ăn chăn nuôi vào loaị hiện đại nhất Việt Nam do hãng VanAAren của Hà Lan lắp đặt. Tiếp xúc với các thiết bị hiện đại đang được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp.

    Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS - TS Đinh Văn Nhã người đã tận tình tạo điều kiện và giúp đỡ chúng em trong thời gian thực tập này.











    PHẦN I

    QUÁ TRÌNH THỰC TẬP TẠI NHÀ MÁY

    DỆT KIM ĐÔNG XUÂN HÀ NỘI

    (từ ngày 18/12 đến ngày15/1)



    I. GIỚI THIỆU CHUNG.



    Nhà máy dệt kim Đông Xuân Hà Nội được xây dựng từ rất lâu. Nhưng nhà máy có hệ thống máy móc thiết bị khá hiện đại, mức độ tự động hoá của nhà máy là rất cao. Nhà máy có rất nhiều dây chuyền, các máy chuyên dụng làm việc tự động mà mỗi máy, mỗi dây chuyền chỉ cần 1 đến 2 người vận hành.

    Công việc của nhà máy là sản xuất ra sản phẩm áo dệt kim đông xuân từ sợi vải qua các công đoạn như sau: Sợi vải được nhập về qua phân xưởng dệt để dệt thành vải có dạng ống, vải này có dạng thô sẽ được chạy qua dây chuyền kiềm bóng để làm mềm vải và bóng vải. Vải sẽ cho qua máy giặt tẩy trắng. Qua máy nhuộm cao áp điều khiển theo chương trình, sau đó qua quá trình hấp sấy và đóng gói thành phẩm.

    Trong thời gian thực tập này em được làm quen với dây chuyền kiềm bóng và tiếp xúc với máy nhuộm theo chương trình, nên báo cáo này em chỉ tập trung giới thiệu về dây chuyền kiềm bóng và máy nhuộm theo chương trình.



    II. DÂY CHUYỀN KIỀM BÓNG DỆT KIM

    ĐẶC ĐIỂM CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT BỊ




    Dây chuyền kiềm bóng là dây chuyền có nhiệm vụ làm mềm vải bằng dung dịch NaOH với nồng độ nhất định được đo bằng độ Bome với nhiệt độ của NaOH không quá 150C để không làm hỏng vải. Làm bóng vải bằng hệ thống rất nhiều các rulô cuộn vải có thể trong bể nước hoặc trên giàn phơi từ đầu dây chuyền đến cuối dây chuyền. Toàn bộ dây chuyền có thể hoạt động tự động (Auto) hoặc bằng tay (Man).

    Toàn bộ dây chuyền có một kết cấu cơ khí rất phức tạp, với các hệ thống các rulô, các hộp giảm tốc, các hệ truyền động, các trục khuỷu . Các kết cấu cơ khí này là rất chính xác thì mới có thể nhận nhiệm vụ truyền động từ các động cơ được.

    Phần động lực của dây chuyền là 8 động cơ ba pha không đồng bộ có nhiệm vụ kéo toàn bộ các hệ thống cơ khí rất phức tạp của dây chuyền. Nhiệm vụ của 8 động cơ này là phải đồng tốc với nhau tức là tốc độ của cái sau phải bám theo tốc độ của cái trước. Thông qua các động cơ này sẽ kéo hệ thống rulo cuộn vải theo một độ căng nhất định tránh cho vải không bị chùng quá khiến vải không được bóng, và vải cũng không được căng quá dẫn đến việc hỏng vải và làm đứt vải.

    Để điều khiển 8 động cơ này, ta dùng hệ 8 biến tần trong đó có 6 biến tần nhãn hiệu Starvert của GOLDSTAR và 2 biến tần Micromaster 420 của SIEMEN. Để điều khiển các biến tần, tại các động cơ đều có dùng các cảm biến tốc độ. Trong đó động cơ đầu dùng các cảm biến dạng phát xung: Tốc độ sẽ tỉ lệ với số xung phát được trong một đơn vị thời gian. Các động cơ còn lại dùng biến trở căng chùng để biết được lực căng của vải từ đó tính toán ra được tốc độ của động cơ.

    Các tín hiệu từ các bộ cảm biến này sẽ được đưa vào 8 bộ điều khiển tổng hợp tín hiệu MCA điều khiển theo luật PI. Các tham số của bộ điều khiển này có thể điều chỉnh được thông qua các nút điều chỉnh. Tín hiệu từ các bộ điều chỉnh này sẽ đưa vào các cổng vào Analog của biến tần để điều khiển biến tần.

    Dây chuyền có bộ phận cung cấp NaOH vào từ bể NaOH đậm đặc theo độ Bome yêu cầu. Hệ thống này có một bộ điều khiển riêng biệt, các bộ điều khiển mức nhờ các van từ và các cảm biến báo mức ba vị trí ở bể NaOH. Để hiển thị độ Bome của dung dịch NaOH ta dùng một bộ phận đo và hiển thị số. Hệ thống này có các động cơ bơm dùng để cấp nước vào các bể, bơm NaOH thừa hồi lưu về bể NaOH để tiết kiệm NaOH, dùng các động cơ để khuấy. Các động cơ này được điều khiển đóng mở tự động nhờ các sensor báo mức. ngoài ra hệ thống này còn có các van từ đóng mở tự động nhờ các sensor liên quan.

    Chất lượng của vải phụ thuộc vào nhiệt độ của NaOH, nếu nhiệt độ của NaOH quá cao thì vải sẽ hỏng, do đó theo qui trình công nghệ thì nhiệt độ của NaOH phải nhỏ hơn 150C. Vì vậy ta phải có một hệ thống làm lạnh nhiệt độ của NaOH. Hệ này có một máy lạnh và một bộ điều khiển riêng biệt có thể đặt được nhiệt độ của NaOH theo yêu cầu. Bộ điều khiển này dùng hai cảm biến nhiệt độ để đo nhiệt độ thực tế ở bể NaOH, so sánh với nhiệt độ đặt được sai lệch để đưa vào điều khiển máy lạnh.

    Để ép nhả các lô chính, dây chuyền này sử dụng một loại pittông chuyên dụng dùng khí nén. Vì thế dây chuyền có hệ thống cung cấp khí nén áp suất lên đến 4 Kg/cm2. Khí nén được cung cấp ngoài việc ép nhả các rulô thông qua các van nó còn được đưa vào các bể để làm phồng vải trước khi ép lô. Khí nén còn được đưa vào các bộ phận dùng khí nén như bộ phận đo độ Bome của NaOH theo nguyên lý chênh áp, khí được cung cấp cho các bộ điều chỉnh, các van .

    Dây chuyền còn có hệ thống cung cấp nước và dung dịch NaOH. Nước từ nguồn cấp sẽ được phân phối tới các bể thông qua đường ống. Còn NaOH từ dạng đậm đặc (đóng thùng) sẽ được bộ phận pha loãng thành dung dịch bằng hơi nóng và nước, từ đó sẽ dùng hệ thống bơm để đưa vào bể NaOH và phải thông qua các van được đóng mở bằng tay.

    Để giặt vải nhằm tẩy sơ bộ NaOH còn bám trên mặt vải khi đi qua bể có chứa NaOH người ta dùng hệ thống phun nước nóng vào vải. Nhiệt độ cao sẽ làm NaOH tan nhanh trong nước. Để đưa nước nóng vào vải thì ta phải đóng mở các van bằng tay.

    Toàn bộ 8 biến tần và 8 bộ điều chỉnh MCA của dây chuyền cùng các rơ le bảo vệ, các automat được đặt trong một tủ điều khiển. Có hai tủ điều khiển chính của dây chuyền, một tủ nói trên và một tủ điều khiển hệ lạnh nằm cạnh nhau. Ngoài ra còn một tủ điều khiển hệ thống bơm và khuấy NaOH tủ điều khiển này nằm ngay cạnh dây chuyền.
     
Đang tải...