Báo Cáo báo cáo thực tập tại nhà máy thủy điện hòa bình

Thảo luận trong 'Kiến Trúc - Xây Dựng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Báo cáo thực tập tại nhà máy thủy điện hòa bình


    MỤC LỤC

    Mở đầu

    Chương 1: Giới thiệu về nhà máy thủy điện

    I. Vai trò nhà máy thủy điện.
    II. Nguyên lý hoạt động và cấu tạo nhà máy thủy điện.
    III. Giới thiệu về nhà máy thủy điện Hòa Bình.

    Chương 2: Các hệ thống của nhà máy

    I. Các kiến thức an toàn điện.
    II. Các thiết bị trong gian máy.
    III. Hệ thống điện tự dùng của nhà máy.
    IV. Các thiết bị trong trạm phân phối điện của nhà máy.
    V. Hệ thống đập tràn của nhà máy.

    Kết luận



    LỜI NÓI ĐẦU

    Trường Đại học Điện Lực Hà Nội là trường đại học đầu ngành của ngành Điện. Mặc dù thời gian thành lập chưa dài nhưng trong những năm qua trường đã đào tạo ra nhiều kỹ sư, cử nhân có chất lượng cao. Đạt được thành tích này là nhờ sinh viên của trường luôn được học đi đôi với hành. Trong đó các kỳ thực tập đóng một vai trò quan trọng. Ngay từ năm thứ ba, nhà trường đã dành cho sinh viên thời gian thực tập là bốn tuần, gồm có 3 tuần học lý thuyết và làm báo cáo tại trường và 1 tuần đi nhận thức tại nhà máy.
    Là những sinh viên ngành Quản lý năng lượng, một trong những ngành học đặc trưng của trường, việc tìm hiểu về các kiến thức thực tế ở các nhà máy là rất quan trong cho công việc của chúng em sau này. Đáp ứng được yêu cầu đó, nhà trường đã tạo điều kiện cho chúng em đi nhận thức tại nhà máy thuỷ điện Hoà Bình – trung tâm điện lực lớn nhất Việt Nam. Đây là một cơ hội rất tốt để sinh viên có được nhận thức chung về việc sản xuất và phát điện tại nhà máy điện lớn nhất cả nước cũng như các công trình, thiết bị máy móc hiện đại.
    Trong thời gian thực tập, với sự cố gắng của bản thân, đồng thời với sự giúp đỡ của các thầy giáo hướng dẫn, cũng như sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú công tác tại nhà máy, em đã hoàn thành chuyến thực tập và cũng đã có được những hiểu biết nhất định về NMTĐ Hòa Bình nói riêng cũng như hệ thống thủy điện Việt Nam nói chung. Song do thời gian thực tập không phải là dài, việc tìm hiểu và thu tập kiến thức về chuyến đi còn nhiều hạn chế, nên bài làm của em không tránh khỏi những thiếu sót. Do vậy em kính mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy, cô để em có thể hoàn chỉnh bài báo cáo hơn.
    Em xin chân thành cảm ơn.

    Hà Nội ngày 16 tháng 5 năm 2010
    Sinh viên thực hiện

    Phan Thị Dung


    CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU VỀ NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN

    I. VAI TRÒ CỦA NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN.
    Nhà máy thủy điện là nhà máy điện biến đổi năng lượng cơ của nước thành năng lượng điện. Gần 18% năng lượng điện trên toàn thế giới được sản xuất từ các nhà máy thủy điện. Tại Việt Nam vai trò của nhà máy thủy điện là rất quan trọng. Nhà máy thủy điện Hòa Bình là nguồn cung cấp điện chính cho đường dây điện cao thế 500 kV Bắc-Nam.
    Năng lượng điện từ nhà máy thủy điện là một dạng năng lượng tái sinh, năng lượng sạch vì không thải các khí có hại cho môi trường.
    Theo quy hoạch phát triển thuỷ điện cả nước đến năm 2015 có xét đến năm 2025 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, công suất lắp đặt các nhà máy thuỷ điện đến năm 2015 vào khoảng hơn 18.000 MW với sản lượng điện trung bình hằng năm trên 80 tỷ kWh.
    Trong đó, riêng 9 hệ thống sông Lô - Gâm, sông Đà, sông Mã-Chu, sông Cả, sông Vu Gia, sông Ba, sông Sê San, sông Srepok và sông Đồng Nai đã được quy hoạch phát triển các nhà máy thuỷ điện có tổng công suất khả dụng 15.383 MW với sản lượng điện trung bình hằng năm 63,87 tỷ kWh (chưa kể các nhà máy thuỷ điện nhỏ tái tạo). Các nhà máy thuỷ điện của 4 hệ thống sông Đà, sông Đồng Nai, sông Sê San và sông Vu Gia đã có tổng công suất lắp đặt 12.214 MW với sản lượng điện trung bình 50,38 tỷ kWh/năm. Đến nay, 11 nhà máy thuỷ điện hiện có trên các hệ thống sông Đà, sông Đồng Nai, sông Lô-Gâm, sông Sê San, Sông Ba và sông Vu Gia đang hoạt động với tổng công suất lắp đặt 4.153 MW, cung cấp cho đất nước trung bình mỗi năm trên 18,06 tỷ kWh, đứng thứ 2 sau sản lượng do các nhà máy điện chạy khí thiên nhiên sản xuất. Trong số đó đáng kể nhất là các nhà máy thuỷ điện Thác Bà, Hoà Bình, Trị An, Yaly, Hàm Thuận - Đa My . đã từng giữ vai trò hết sức quan trọng trong việc cung ứng điện cho đất nước trong những năm đầu đổi mới đầy ắp khó khăn và thiếu điện nghiêm trọng.
    Năm 2006, cả nước ta đã hoàn thành xây dựng và đưa vào hoạt động thêm 3 nhà máy thuỷ điện, bao gồm Sê San 3, Sê San 3A (tổ máy l), Srok Phu Miệng cùng với 7 nhà máy thuỷ điện nhỏ có tổng công suất lắp 461 MW. Năm nay, EVN, Tổng công ty Sông Đà và các doanh nghiệp khác lần lượt đưa vào vận hành các nhà máy Thuỷ điện Sê San 3A (tổ máy 2), Quảng Trị, Tuyên Quang (tổ máy 1), Đại Ninh cùng với 9 nhà máy thuỷ điện nhỏ có tổng công suất khả dụng 746 MW, góp phần giảm thiểu tình trạng thiếu điện. Hiện nay, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước đã và đang triển khai thi công, xây lắp 45 nhà máy thuỷ điện có công suất từ 63 MW đến 2.400 MW cùng với 108 nhà máy thuỷ điện nhỏ với tổng công suất lắp đặt 10.289 MW. EVN đang cùng với các nhà thầu tập trung năng lực thi công, xây lắp để năm 2008 đưa vào vận hành các tổ máy 2 và 3 của Nhà máy Thuỷ điện Tuyên Quang, các tổ máy 1 và 2 của Nhà máy Thuỷ điện Plei Không, A Vương, Sông Ba Hạ, Buôn Kuôp, tổ máy 1 Nhà máy Thuỷ điện Bản Vẽ cùng với 11 nhà máy thuỷ điện nhỏ tái tạo có tổng công suất lắp đặt 1.551 MW, cung cấp cho đất nước một sản lượng điện đáng kể
     
Đang tải...