Báo Cáo Báo cáo thực tập tại Nhà máy Thiết bị Bưu Điện trực thuộc Bộ Bưu chính - Viễn thông

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời mở đầu


    Trải qua nhiều năm xây dựng và phát triển, Nhà máy Thiết bị Bưu Điện trực thuộc Bộ Bưu chính - Viễn thông, hiện nay là doanh nghiệp lớn mạnh, lực lượng lao động có tay nghề cao, trình độ kỹ thuật sản xuất tiên tiến. Đây là một thành tích to lớn, thành quả của quá trình gắn bó lao động bền bỉ của CBCNV Nhà máy Thiết bị Bưu Điện. Đồng thời với sự lớn mạnh về cơ sở vật chất, kỹ thuật, trình độ quản lý kinh tế của Nhà máy cũng từng bước được nâng cao.
    Qua thời gian khảo sát thực tế ở Nhà máy, em có điều kiện tìm hiểu và kiểm nghiệm về những vấn đề đã được học ở nhà trường, những vấn đề chung nhất về Nhà máy, tìm hiểu chung hầu hết các lĩnh vực quản lý của Nhà máy. Từ đó em viết báo cáo này là để phản ánh lại những điều mình đã tìm hiểu được.
    Do thời gian thực tập còn ngắn, cùng với kiến thức của bản thân còn hạn chế, nên báo cáo không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong các thầy cô giáo, các cô chú cán bộ Nhà máy tham gia góp ý kiến để cho báo cáo của em được hoàn thiện hơn.

    Em xin chân thành cảm ơn !
















    I. Quá trình hình thành và phát triển của Nhà máy Thiết Bị Bưu Điện :
    1. Quá trình hình thành và phát triển của Nhà máy Thiết Bị Bưu Điện :
    Tên cơ sở : Nhà máy Thiết Bị Bưu Điện
    Tên giao dịch quốc tế : Post and telecommunication equipment factory
    Địa chỉ văn phòng nhà máy : Số 61 - Trần Phú - Ba Đình - Hà Nội
    Nhà máy Thiết bị bưu điện - 61 Trần Phú -Ba Đình-Hà Nội là một doanh nghiệp nhà nước, đơn vị thành viên hạch toán độc lập trực thuộc Tổng công ty Bưu Chính- Viễn Thông Việt Nam.( Nay là Bộ Bưu Chính- Viễn Thông ). Trong lịch sử gần nửa thế kỷ hoạt động, cán bộ công nhân viên nhà mày đã nỗ lực vượt qua nhiều khó khăn để xứng đáng là cơ sở hàng đầu sản xuất sản phẩm phục vụ mạng lưới bưu chính viễn thông trong cả nước.
    Năm 1954, Tổng cục Bưu Điện ( nay là Bộ Bưu Chính - Viễn Thông ) thành lập Nhà máy thiết bị truyền thanh, trên cơ sở mặt bằng diện tích sử dụng 22.000m2 và thiết bị cơ sở nhà máy dây thép của Pháp. Khi chính phủ ta tiếp quản thủ đô thì nhà máy được vận hành dưới sự quản ký, tổ chức sản xuất của các cán bộ thuộc nghành bưu điện Việt Nam.
    Từ năm 1954-1956 là giai đoạn hình thành nền móng ban đầu của nhà máy. Nhà máy thiết bị truyền thanh có nhiệm vụ cơ bản đáp ứng là nhu cầu sản xuất và góp phần phục vụ công cuộc kháng chiến chống đế quốc. Sản phẩm của nhà máy trong thời kì này chủ yếu gồm loa truyền thanh, điện tử thanh, nam châm và một số thiết bị thô sơ khác. Tuy mới đi vào sản xuất nhưng nhà máy đã đạt được những thành tựu đáng kể, lưu thông các tuyến đường Nam – Bắc, hiện đại hoá các phương tiện chiến tranh .
    Đến năm máy 1967 do yêu cầu phát triển đất nước thời kỳ này Tổng cục bưu điện đã tách Nhà máy thiết bị truyền thanh ra làm bốn Nhà máy trực thuộc: Nhà máy 1, Nhà máy 2, Nhà máy 3, Nhà máy 4.
    Đến những năm 1970, kỹ thuật thông tin bưu điện đã phát triển lên một bước mới, chiến lược đầu tư theo chiều sâu nâng cấp mạng thông tin phục vụ ngành bưu điện đòi hỏi sự thích ứng mới của Nhà máy cả trong cung cấp sản phẩm và hoạt động Tổng cục Bưu điện lại sát nhập Nhà máy 1, Nhà máy 2, Nhà máy 3 thành Nhà máy thực hiện hạch toán độc lập sản phẩm cung cấp đã bước đầu được đa dạng hoá bao gồm :Các thiết bị dùng về hữu tuyến, vô tuyến, thiết bị truyền thanh và thu thanh một số sản phẩm chuyên dụng cho cơ sở sản xuất của nghành, ngoài ra còn một số sản phẩm dân dụng khác.
    Tháng 12 năm 1986 Việt Nam bắt đầu chuyển đổi cơ chế quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý vĩ mô của nhà nước. Nhà máy một lần nữa được tách ra thành hai nhà máy:
    - Nhà máy Thiết bị bưu điện ở số 61 đường Trần Phú, Quận Ba Đình, Hà Nội
    - Nhà máy vật liệu điện từ,loa âm thanh đặt tại số 63 - Nguyễn Huy Tưởng - Thanh Xuân - Hà Nội.
    Bước vào thập kỷ 90, thập kỷ của sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật và công nghệ, đặc biệt là trong lĩnh vực thông tin, nhu cầu của thị trường ngày càng đòi hỏi cao hơn nhất là về chất lượng sản phẩm. Điều đó đã đóng vai trò quyết định khối lượng sản xuất, tác động trực tiếp đến quy mô của doanh nghiệp. Một số yếu tố khác không kém phần quan trọng ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của Nhà máy đó là sự chuyển đổi từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường đánh dấu sự chuyển đổi nền kinh tế đất nước nói chung và của Nhà máy nói riêng.Trước những yêu cầu của tình hình mới, để tăng cường năng lực sản xuất, cũng như khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong nước và quốc tế tháng 3-1993 Tổng cục Bưu điện
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...