Báo Cáo Báo cáo thực tập tại Ngân Hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Lục Ngạn

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu

    Mục lục Trang
    Lời nói đầu 3
    Phần I:Giới thiệu tổng quan về hoạt động chi nhánh NHNo& PTNT huyện Lục Ngạn 4

    I- khái quát tình hình phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Lục Ngạn 4
    II- Những nét chính về NHNo & PTNT huyện Lục Ngạn 5
    1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh NHNo & PTNT huyện Lục Ngạn 5
    2. Tình hình hoạt động kinh doanh 6
    Phần 2: Hoạt động của NHNo & PTNT huyện Lục Ngạn 8
    Chương I: Kế toán và các nghiệp vụ kế toán 8
    I: Những văn bản, thể lệ, chế độ hiện hành kế toán 8
    II: Giới thiệu kế toán các nghiệp vụ 9
    1. Tài khoản sử dụng và thủ tục mở tài khoản 9
    1.1: Các tài khoản sử dụng 9
    1.2: Thủ tục mở tài khoản 9
    2. Hệ thống chứng từ sử dụng 10
    3. Kế toán các nghiệp vụ 10
    3.1: Kế toán tiền mặt 10
    3.2: Kế toán cho vay 11
    3.3: Kế toán thanh toán không dùng tiền mặt 12
    3.4: Kế toán chuyển tiền điện tử 13
    3.5: Nghiệp vụ kinh doanh khác 13
    Chương II: Tín dụng và các nghiệp vụ tín dụng NH 14
    I: Các văn bản ,chế độ, thể lệ cơ bản tín dụng hiện hành 14
    II: Nội dung tín dụng các nghiệp vụ 15
    1. Tiếp nhận và hoàn thiện hồ sơ 16
    2. Phân tích đánh giá khách hàng 18
    3.Quyết định tín dụng 19
    4. Giải ngân 31
    5. Kiểm tra giám sát tiền vay 31
    6. Thanh lý hợp đồng tín dụng 31
    Kiến nghị ý kiến nhận xét 32
    Kết luận 34
    ý kiến nhận xét của lãnh đạo NHNo & PTNT huyện lục ngạn 35
    ý kiến nhận xét của giáo viên bộ môn 36

    stt Kí hiệu Chú thích
    1 NHNo&PTNT Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
    2 NH Ngân hàng
    3 NHTM Ngân hàng thương mại
    4 NHNN Ngân hàng nhà nước
    5 CBTD Cán bộ tín dụng
    6 TK Tài khoản
    7 UNT ủy nhiệm thu
    8 UNC ủy nhiệm chi
    9 SCK Séc chuyển khoản
    10 SBC Séc bảo chi
    11 HĐTD Hợp đồng tín dụng
    12 DNTN Doanh nghiệp tư nhân
    13 PA SXKD Phương án sản xuất kinh doanh
    14 HĐBĐTV Hợp đồng bảo đảm tiền vay
    15 HMTD Hạn mức tín dụng
    16 VLĐ Vốn lưu động
    17 VLĐ đk Vốn lưu động đầu kỳ
    18 VLĐbq Vốn lưu động bình quân
    19 TSLĐbq Tài sản lưu động bình quân
    20 VTC Vốn tự có
    21 DTT Doanh thu thuần
    22 GTHH Giá trị hàng hoá
    23 TSĐB Tài sản đảm bảo
    24 KHTScđ Khấu hao tài sản cố định

    Lời nói đầu


    Việt Nam ra nhập WTO vào ngày 07 tháng 11 năm 2006, điều này đã mở ra một chương trình mới trong sự phát triển kinh tế đất nước, làm cho nước ta không nhỏ trong qúa trình hội nhập quốc tế. Mọi lĩnh vực kinh tế trong đó có ngành Ngân hàng chịu tác động rất lớn của những thay đổi đó, mà ở đây là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Ngân hàng Nông nghiêp và Phát triển Nông thôn là một Ngân hàng thương mại được phép kinh doanh tiền tệ và làm dịch vụ về tiền tệ phục vụ chủ yếu cho phát triển nông nghiệp và nông thôn. Trong môi trường đổi thay quan trọng này, Ngân hàng đã có những cố gắng trên mọi hoạt động, không ngừng nâng cao củng cố vị trí của mình để góp sức vào quá trình phát triển chung của đất nước.
    Ngân hàng nông Nghiệp và phát triển Nông thôn luôn được coi là đơn vị đi đầu trong ngành Ngân hàng. với sự tín nhiệm từ khách hàng, hệ thống NHNo & PTNT ngày càng được mở rộng trên phạm vi cả nước với nhiêù nghiệp vụ đa dạng và nguồn vốn ngày càng lớn mạnh. Để có được sự phát triển mạnh mẽ đó thì hoạt động tín dụng chính là công cụ đắc lực nhất để mọi Ngân hàng phát huy sức mạnh của mình.
    Chính vì vậy, “Học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tế” là phương trâm của tất cả các bạn trẻ chuẩn bị hành trang kiến thức bước vào đời. Thực tập là phần không thể thiếu trong chương trình đào tạo của Bộ Giáo Dục. Đối với ngành Ngân Hàng thực tập giúp cho học sinh , sinh viên tìm hiểu từ thực tiễn và lý luận để có thể hiểu một cách sâu sắc hơn, thực tế hơn về ngành học trong trường. việc nắm chắc những kiến thức cơ bản về nghiệp vụ kinh doanh, cập nhật thường xuyên thông tin, bám sát với thực tế chính là việc mọi cán bộ ngân hàng cũng như các học sinh, sinh viên học tập trong ngành ngân hàng luôn cần trau dồi kiến thức, nghiệp vụ thêm cho bản thân.
    Thực tập trước tốt nghiệp là việc làm rất cần thiết cho mỗi sinh viên. Trong quá trình thực tập không những các sinh viên có thể vận dụng những kiến thức cơ bản đã được giảng dạy ở nhà trường vào thực tế mà còn giúp các sinh viên hiểu cặn kẽ thêm về công việc tương lai của mình, làm quen với môi trường làm việc để tránh những bỡ ngỡ sau này. Nhận thức được tầm quan trọng của việc thực tập, được sự quan tâm giúp đỡ của thầy cô giáo và chỉ bảo tận tình của các cô chú, anh chị cán bộ trong NHNo & PTNT huyện Lục Ngạn- Bắc Giang. Em đã thu được những hiểu biết nhất định về công việc trong ngân hàng nơi mình thực tập. Chính sự tận tình chỉ bảo của các thầy cô và các cô chú đã cho em hiểu rõ hơn về công việc sau này, có một thái độ đúng đắn với nghề nghiệp đã chọn và định hướng rõ dàng cho tương lai mình.
    Sau đây là những điều em đã được học tập và tìm hiểu trong quá trình học tập. Vì nhận thức của bản thân còn hạn chế nên em mong nhận được những ý kiến của thày cô và các cô chú để em có sự hoàn thiện hơn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...