Báo Cáo Báo cáo thực tập tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - Sở Giao Dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1- Quá trình hình thành phát triển
    Thời kỳ sau cách mạng tháng tám: Ngay từ khi vừa ra đời Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, công tác ngoại hối cũng đã được đặt ra như một sự thách đố sinh tử đối với vận mệnh quốc gia.Cách mạng vừa mới thành công, cùng với những nạn đói, nạn lụt, nạn ngoại xâm.Nhà nước Việt Nam vấp ngay hai vấn đề nóng bỏng trong công tác ngoại hối: tiền Đông Dương và tiền Quan Kim-Quốc tệ.
    Sau khi giải quyết giấy bạc Đông Dương và xử lý vấn đề Quan Kim- Quốc tệ là hai cuộc ra quân đầu tiên thắng lợi trên mặt trận ngoại hối của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà non trẻ và chính thức phát hành đồng tiền của nước Việt Nam độc lập.Nhờ có đồng tiền riêng, nền kinh tế Việt Nam dần thoát khỏi sự lũng đoạn tài chính của Pháp.Từ đây,Nhà nước đã có một công cụ rất quan trọng để giải quyết vấn đề chi tiêu cho kháng chiến , xây dựng nền tài chính độc lập và một loạt các vấn đề kinh tế khác
    Thời kỳ kháng chiến chống Pháp: Từ ngày 19-12-1946, cả nước bước vào cuộc trường kỳ kháng chiến. Trong thời kỳ này, tuy là chống Pháp, tuy Đảng và Nhà nước đưa ra phương châm kinh tế là tự cấp tự túc, tự lực gánh sinh, nhưng vẫn có hàng loạt nhu cầu mua bán hàng hoá với vùng Pháp chiếm đóng và trong một số trường hợp phải mua từ nước ngoài.Trong giai đoạn này,ngoại thương nếu xét theo biên giới quốc gia cũng chỉ là nội thương, nhưng xét theo “biên giới chính trị” thì vẫn có thể gọi là ngoại thương . trong đó sự buôn bán giữa vùng Việt Minh với vùng Pháp chiếm đóng và nội dung chủ chính của ngoại thương.
    Ngày 15-08-1951 , theo Nghị định số 118-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Ban quản lý xuất nhập khẩu Trung ương thành lập.Chức năng của Ban này không phải là quản lý theo từng tỉnh , mà quản lý theo từng tuyến giữa vùng Việt Minh và vùng Pháp, thường đó là các tuyến liên tỉnh .Trên các tuyến này, Ban Quản Lý xuất nhập khẩu giải quyết đồng thời các nhiệm vụ mà trước đây thường tách rời nhau như xuất nhập khẩi, hối đoái, thuế Ba nhiệm vụ này được quản lý thống nhất và cách tổ chức này tỏ ra có hiệu quả.
    Từ năm 1952, ngoài việc mua bán với vùng Pháp chiếm đóng, đã mở ra một thị trường mới ngày càng rộng lớn: buôn bán với Trung Quốc.Năm 1952, Chính phủ Việt Nam ký Hiệp định Thương Mại với Trung Quốc, đó cũng là Hiệp định Thương mại đầu tiên với một nước ngoài.Đến năm 1953, Việt Nam lại ký với Trung Quốc một Nghị định thư về mậu dịch tiểu nghạch, cho phép nhân dân ở hai bên biên giới được đi lại trao đổi những sản phẩm cần thiết cho đời sống hàng ngày của địa phương.
    Cùng với những chuyển biến chung về đường lối kinh tế, ngày 06-05-1951, Chủ Tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 15-SL về việc thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam.Sắc lệnh này quy định 5 nhiệm vụ của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam là: Quản lý phát hành giấy bạc và tổ chức lưu thông tiền tệ ; quản lý kho bạc Nhà nước; huy động vốn và cho vay phục vụ sản xuất và lưu thông hàng hoá;hoạt động kim dung bằng các biện pháp hành chính ; Quản lý ngoại hối và các khoản giao dịch bằng ngoại tệ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...