Báo Cáo Báo cáo thực tập tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đông Đô

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Mit Barbie, 14/1/12.

  1. Mit Barbie

    Mit Barbie New Member

    Bài viết:
    2,273
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phần 1
    Quá trình hình thành, phát triển, cơ cấu tổ chức và các sản phẩm dịch vụ của Chi nhánh Đông Đô.
    I. Quá trình hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức của đơn vị
    1. Quá trình hình thành và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
    1.1 Quá trình hình thành và phát triển

    Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt Nam là một trong bốn ngân hàng thương mại lớn nhất ở Việt Nam được hình thành sớm nhất và lâu đời nhất, là doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt, được tổ chức hoạt động theo mô hình Tổng công ty nhà nước. Tình đến 31/12/ 2005, tổng tài sản của BIDV đạt 131.731 tỷ VND. Tổng số cán bộ công nhân viên của toàn hệ thống đạt trên 9.300 người vừa có kinh nghiệm, vừa am hiểu công nghệ ngân hàng hiện đại.
    Bên cạnh việc huy động đầy đủ các chức năng của một ngân hàng thương mại được phép kinh doanh đa năng tổng hợp về tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và phi ngân hàng, làm ngân hàng đại lý, phục vụ các dự án từ các nguồn vốn, các tổ chức kinh tế BIDV luôn khẳng định là ngân hàng chủ lực phục vụ đầu tư phát triển, huy động vốn cho vay dài hạn, trung hạn, ngắn hạn cho các thành phần kinh tế; là ngân hàng có nhiều kinh nghiệm về đầu tư các dự án trọng điểm.
    Trong giai đoạn hiện nay, Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt Nam xác định mục tiêu hoạt động là: Hiệu quả, an toàn, phát triển bền vững và hội nhập quốc tế. Trong quan hệ với khách hàng, Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt Nam luôn nêu cao phương châm hành động “Hiệu quả kinh doanh của khách hàng là mục tiêu hoạt động của BIDV”, quan hệ giữa BIDV và bạn hàng là mối quan hệ “hợp tác cùng phát triển”, cùng chia sẻ kinh nghiệm, khó khăn, cơ hội kinh doanh với bạn hàng. Bởi vậy, BIDV luôn lắng nghe, tiếp thu ý kiến từ khách hàng để không ngừng nâng cao chất lượng phuc vụ, luôn tìm hiểu để thỏa mãn những nhu cầu ngày một đa dạng của khách hàng, với cam kết “cung cấp những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng có chất lượng cao, tiện ích tốt nhất cho khách hàng”.
    Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, BIDV luôn làm tròn nhiệm vụ được Đảng, nhà nước và nhân dân giao cho. Cùng với hệ thống ngân hàng thương mại nhà nước, BIDV luôn là công cụ sắc bén, là lực lượng chủ lực trong thực thi chính sách tiền tệ quốc gia. Trong hoạt động, BIDV luôn tuân thủ pháp luật, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách nhà nước. Ngoài ra, BIDV là thành viên tích cực của cộng đồng, tham gia tích cực vào các chương trình xã hội, chương trình xóa đói giảm nghèo, khắc phục thiên tai, quĩ bảo trợ trẻ em Việt Nam, chương trình kiên cố hóa trường học, quĩ khuyến học, quĩ ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam
    Tính đến năm 2007, Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã có 50 năm hoạt động và trưởng thành. Là ngân hàng chuyên doanh được thành lập sớm nhất ở Việt Nam, ngay từ khi ra đời, Ngân hàng đã giữ một vị trí quan trọng trong nền tài chính nước nhà. Tùy theo từng giai đoạn lịch sử trong công cuộc xây dựng đất nước mà ngân hàng đã có những thay đổi và phát triển để luôn khẳng định vai trò chủ đạo của mình trong lĩnh vực đầu tư và phát triển.
    Ngày 26/4/1957, theo Quyết định số 177-TTg của thủ tướng chính phủ, Ngân hàng kiến thiết Việt Nam trực thuộc Bộ tài chính được thành lập. Nhiệm vụ chủ yếu của ngân hàng trong thời kỳ này là cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo kế hoạch của nhà nước. Trong suốt quãng thời gian từ khi thành lập cho đến khi thống nhất đất nước năm 1975, rồi tiếp đó là trong thời kì kế hoạch hóa tập trung, Ngân hàng đóng vai trò là cơ quan cấp phát vốn thuần túy của chính phủ chuyên môn hóa trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản chứ không phải một ngân hàng thực sự theo nghĩa hiện nay.
    Năm 1982, với mục đích nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, chính phủ ra quyết định 259-CP chuyển Ngân hàng kiến thiết Việt Nam trực thuộc Bộ tài chính sang trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và thành lập Ngân hàng đầu tư và xây dựng Việt Nam. Theo quyết định này Ngân hàng có nhiệm vụ mới như cho vay vốn đầu tư xây dựng cơ bản các công trình không do ngân sách nhà nước cấp hoặc vốn tự có không đủ, bên cạnh đó cấp phát vốn thanh toán cho các công trình thuộc ngân sách nhà nước đầu tư. Ngoài ra, bước đầu Ngân hàng đã được phép cho vay vốn lưu động đối với các tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng cơ bản.
    Năm 1990, cùng với quá trình đổi mới cơ chế đang diễn ra trên mọi lĩnh vực, Ngân hàng cũng thực hiện đổi mới toàn diện hoạt động tiền tệ, tín dụng, để tiến tới kinh doanh theo mô hình đa năng tổng hợp theo tinh thần của hai pháp lệnh Ngân hàng mới ra đời. Ngân hàng chính thức đổi tên thành Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt Nam, tên giao dịch quốc tế là Vietindebank (BIDV), có các nhiệm vụ chủ yếu:
    - Huy động vốn trung, dài hạn cho các dự án đầu tư và phát triển.
    - Nhận vốn Ngân sách để cho vay các dự án thuộc chỉ tiêu kế hoạch nhà nước
    - Kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng chủ yếu trong lĩnh vực đầu tư và phát triển.
    Từ năm 1995 hoạt động cấp phát vốn đầu tư xây dựng được chuyển giao hoàn toàn cho Tổng cục đầu tư và phát triển thuộc Bộ tài chính, còn Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt Nam được thống đốc Ngân hàng nhà nước cho phép thực hiện các nghiệp vụ Ngân hàng thương mại bên cạnh nghiệp vụ cho vay đầu tư xây dựng cơ bản theo kế hoạch nhà nước.
    Ngày 28/3/1996, thủ tướng chính phủ ra quyết định số 186- TTg cho phép ngân hàng hoạt động theo mô hình tổng công ty nhà nước, và công nhận Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt Nam là một doanh nghiệp hạng đặc biệt. Quyết định này đã đặt ngân hàng vào quỹ đạo của một ngân hàng thực sự, có điều kiện đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ cũng như phương thức huy động các loại vốn để tăng khả năng cạnh tranh, củng cố và khuyếch trương vị thế của mình trên thị trường.
    Đến nay, nền kinh tế hàng hóa của chúng ta nói chung và hệ thống Ngân hàng Việt Nam nói riêng đã bước đầu đạt được những thành tựu đáng mừng. Hai luật ngân hàng đã từng bước thay thế cho hai pháp lệnh cũ sẽ góp phần hình thành thị trường tài chính đồng bộ hơn, song cũng làm tăng tính cạnh tranh. Hơn nữa theo một quyết định của chính phủ, kể từ năm 1999 toàn bộ chương trình cho vay xây dựng cơ bản theo kế hoạch nhà nước đều được tập trung tại một đầu mối là Quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia. Cũng theo quyết định đó Ngân hàng đầu tư và Phát triển chỉ xét cho vay các công trình chuyển tiếp có hiệu quả và chịu hoàn toàn về trách nhiệm cho vay của mình. Đến cuối năm 2001, gần như không còn một dự án nào cho vay theo kế hoạch nhà nước. Như vậy, Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam sẽ phải tự điều chỉnh, đổi mới nhiều hơn nữa để thích nghi với thị trường.

    Mục lục
    Phần 1: Quá trình hình thành, phát triển, cơ cấu tổ chức và các sản phẩm dịch vụ của Chi nhánh Đông Đô. 1

    I. Quá trình hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức của đơn vị 1
    1. Quá trình hình thành và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 1
    1.1 Quá trình hình thành và phát triển 1
    1.2 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt Nam 4
    2. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Đông Đô 6
    3. Mô hình tổ chức của Chi nhánh 7
    4. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng trong chi nhánh 9
    4.1 Phòng Tín dụng 9
    4.2 Phòng Giao dịch 10
    4.3 Phòng Thanh toán quốc tế 10
    4.4 Phòng Dịch vụ khách hàng 11
    4.5 Phòng Kế hoạch nguồn vốn 11
    4.6 Phòng Tổ chức hành chính 12
    4.7 Phòng Kiểm tra nội bộ 13
    4.8 Tổ Tiền tệ- kho quỹ 13
    4.9 Tổ Điện toán 14
    4.10 Phòng Tài chính Kế toán 14
    4.11 Phòng Thẩm định và quản lý tín dụng 15
    II. Các nghiệp vụ của chi nhánh 16
    1. Nhận tiền gửi và thanh toán 16
    2. Nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn 16
    3. Nghiệp vụ tín dụng trung và dài hạn 17
    4. Nghiệp vụ bảo lãnh 17
    5. Giao dịch L/C hàng nhập 18
    6. Giao dịch L/C hàng xuất 18
    7. Giao dịch nhờ thu 18
    8. Giao dịch chuyển tiền 19
    9. Các dịch vụ khác 19
    10. Dịch vụ chứng khoán 19
    11. Hỗ trợ các doanh nghiệp có quan hệ hợp tác với Lào 20
    12. Dịch vụ bảo hiểm 20
    Phần 2: Thực trạng hoạt động tại chi nhánh Đông Đô 21
    I. Hoạt động đầu tư tại chi nhánh Đông Đô 21
    1. Đầu tư vào tài sản cố định 21
    2. Đầu tư vào nguồn nhân lực 22
    3. Hoạt động đầu tư cải tiến công nghệ 23
    4. Đầu tư vào quảng cáo, tiếp thị sản phẩm mới 23
    II. Thực trạng hoạt động kinh doanh tại chi nhánh Đông Đô 24
    1. Hoạt động nguồn vốn 24
    2. Hoạt động tín dụng 26
    3. Dịch vụ 27
    4. Kết quả hoạt động kinh doanh 28
    Phần 3: Phương hướng và giải pháp hoạt động của chi nhánh trong năm tới 29
    I. Phương hướng hoạt động kinh doanh 29
    1. Mục tiêu tổng quát 29
    2. Các chỉ tiêu kinh doanh chủ yếu 30
    II. Các giải pháp, biện pháp chủ yếu để thực hiện được mục tiêu 30
    1. Nhóm giải pháp thực hiện chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh 30
    2. Nhóm giải pháp về công tác cổ phần hóa 31
    3. Nhóm giải pháp về mở rộng và phát triển mạng lưới 31
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...