Báo Cáo Báo cáo thực tập tại hội đồng nhân dân tỉnh

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    #1 Thúy Viết Bài, 5/12/13
    Last edited by a moderator: 8/8/14
    1. Lí do chọn đề tài:

    Hội đồng nhân dân là cơ quan Đại biểu của nhân dân, là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, thay mặt nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước và là gốc của chính quyền nhân dân. vì vậy ở bất kì thời điểm nào cũng phải chú ý đổi mới tổ chức va hoạt động của Hội đồng nhân dân.

    Trong tình hình phát triển của đất nước hiện nay thì viêc xây dựng tổ chức và đề ra phương hướng hoạt động của Hội đồng nhân dân trở nên vô cùng cấp thiết.

    Vì vậy tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh” làm đề tài nghiên cứu cho bài tập lớn của mình.

    2. Tình hình nghiên cứu:

    Việc nghiên cứu về tổ chức hoạt động của Hội đồng nhân dân trong xã hội ngày nay không phải là bây giờ mới đặt ra mà từ lâu đã được các học giả, các Viện nghiên cứu, các trường Đại học hết sức quan tâm như :

    Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (2007). Đề tài “Nghiên cứu nhằm cụ thể hoá Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh’’.

    TS Đỗ Ngọc Hải (2007). “Pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ở nước ta hiện nay”.

    TS Mai Đức Lộc (2008). “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp tại thành phố Đà Nẵng”

    Trường Cán bộ thành phố Hồ Chí Minh (2006). “Đổi mới tổ chức và hoạt động văn phòng Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân thành phố nhằm thực hiện có hiệu quả chương trình tổng thể cải cách hành chính của thành phố Hồ Chí Minh”.





    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

    Đối tượng nghiên cứu của bài tập lớn là Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

    Phạm vi nghiên cứu là Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An (Khoá XV, nhiệm kì 2004 - 2011).

    Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân được quy định trong Hiến pháp năm 1946, năm 1959, năm 1980 và năm 1992 (sửa đổi).

    Do hạn chế về mặt thời gian, hơn nưa bản thân còn là một sinh viên, trình độ học vấn còn nhiều hạn chế, khả năng vận dụng các nguồn tư liệu hết sức khó khăn. Cho nên bài tập lớn của tôi còn dừng lại ở nghiên cứu bước đầu.

    4. Mục đích nghiên cứu:

    Mục đích nghiên cứu của bài tập lớn là nhằm làm nổi bật nhưng ưu điểm, nhưng hạn chế trong cơ cấu tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân nói chung và Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An nói riêng từ đó thấy được cần thiết để xây dựng, đổi mới ở bộ phận nào và xây dựng đổi mới như thế nào. Để phù hợp với tình hình của xã hội trong xu thế hội nhập.

    5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu:

    Do còn nhiều hạn chế và khó khăn về nguồn tài liệu cũng như các số liệu thực tế cho nên để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài này tôi chủ yếu dùng các tài liệu: Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân (2003); Luật Hiến Pháp Việt Nam (1992); Pháp lệnh về nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ở mỗi cấp; một số tài liệu nghiên cứu về cơ cấu tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân, một số tư liệu khác trên mạng Internet, cùng với giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam.

    Làm đề tài thuộc lĩnh vực luật Hiến pháp Việt Nam nên khi tiến hành nghiên cứu, tôi chủ yếu sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp và so sánh.

    6. Bố cục bài tập lớn:

    Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung của bài tập lớn chia làm 2 chương:

    Chương 1: Lí luận chung về Hội đồng nhân dân.

    1.1. Khái niệm về Hội đồng nhân dân.

    1.2. Vị trí, tính chất, chức năng của Hội đồng nhân dân.

    1.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân.

    1.4. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân.

    1.4.1. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân.

    1.4.2. Hoạt động của Hội đồng nhân dân.

    Chương 2: Thực tiễn tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. ( Liên hệ Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An khoá XV nhiệm kì 2004 - 2011 ).

    2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội tỉnh Nghệ An.

    2.2. Thực trạng tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An:

    2.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An: (Khoá XV nhiệm kì 2004 – 2011)

    2.2.1.1 Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An.

    2.2.1.2. Các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An.

    2.2.1.3. Các tổ Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh.

    2.3. Tình hình hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An

    (Năm 2008)

    2.3.1. Tổ chức các kì họp của Hội đồng nhân dân tỉnh khoá XV.

    2.3.2. Hoạt động công tác tiếp dân.

    2.3.3. Nội dung hoạt động tại kì họp.

    2.3.4. Hoạt động thẩm tra giám sát hoạt đông của các Ban ngành.

    2.4. Nhận xét về chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An.

    2.5. Nhưng tồn tại, thiếu sót, nguyên nhân và giải pháp khắc phục.

    2.6. Phương hướng và một số kiến nghị.

    2.6.1. Phương hướng hoạt động.

    2.6.2. Một số kiến nghị.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...