Báo Cáo Báo cáo thực tập tại công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Mit Barbie, 12/1/12.

  1. Mit Barbie

    Mit Barbie New Member

    Bài viết:
    2,273
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Lịch sử hình thành, phát triển công ty XNK thủ công mỹ nghệ.
    Tổng công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ tên giao dịch đối ngoại là: Việt Nam National art and Handeraft produets Export - Import Company (viết tắt là: ARTEXPORT) được thành lập theo quyết định số 617/BNT - TCTB ngày 23/12/1964 của Bộ Ngoại thương. Sau khi sát nhập hai Bộ Ngoại thương và Bộ Nội thương thành lập Bộ Thương mại thì công ty được thành lập lại theo quyết định số 334/TM - TCCB ngày 31/3/1993 của Bộ Thương Mại. Giấy phép đăng ký kinh doanh số 108474 ngày 14 14/05/1993 do trọng tài kinh tế Nhà nước cấp. ARTEXPORT là doanh nghiệp Nhà nước, hoạt động xuất nhập khẩu, có tư cách pháp nhân, có quyền và nghĩa vụ dân sự theo luật định, có con dấu riêng, có tài sản và các quĩ tập trung được mở tài khoản trong và ngoài nước, được tổ chức và hoạt động theo điều lệ Tổng công ty.
    Hiện nay công ty có các đơn vị hạch toán trực thuộc công ty:
    - Tại Hải phòng: Công ty giao nhận và dịch vụ XNK thủ công Mỹ Nghệ.
    - Địa chỉ: 23 phố Đà Nẵng - Hải Phòng
    - Tại thành phố Hồ Chí Minh: Văn phòng đại diện công ty XNK thủ công mỹ nghệ.
    - Địa chỉ: 31 Trần Quốc Thảo - Quận 3 Thành phố Hồ Chí Minh
    - Tại Đà nẵng: công ty XNK Đà Nẵng.
    - Địa chỉ: 74 phố Trưng Nữ Vương - Đà Nẵng
    - Tại Hà Nội: Trụ sở chính của công ty 31 - 33 Ngô quyền, quận Hoàn Kiếm thành phố Hà Nội.
    - Xưởng thêu Láng Hạ, Bạch Mai
    - Xưởng gỗ Thanh Lâm, Thanh Trì Hà Nội
    - Cửa hàng 37 Hàng Khay.
    2. Thời kỳ từ1964 - 1989, công tác XNK của công ty chủ yếu thực hiện xuất khẩu theo kim ngạch, theo nghị định thư. Thị trường xuất khẩu chính thời kỳ này là Liên xô cũ, các nước Đông Âu và một số rất ít các nước TBCN như Hồng Kông, Đan Mạch . Thời kỳ này để có nhiều hàng xuất khẩu bảo đảm chắc chắn nghị định thư, Nhà nước và Bộ Ngoại thương có chủ trương khuyến khích xuất khẩu. Do đó, kim ngạch xuất khẩu của Công ty thời gian này thực sự vững chắc và mỗi năm một tăng.
    Thời ky từ năm 1989 - 1992 khi các nước Đông Âu sụp đổ thì Công ty đã mất khá nhiều bạn hàng do các nước Đông Âu đơn phương giảm và huỷ số lượng hàng của các hợp đồng theo kim ngạch, Nghị định thư. Tuy nhiên cùng với sự đổi mới của cơ chế kinh tế và chính sách mở cửa của Nhà nước, ngành kinh doanh nhập khẩu nói chung và công ty nói riêng đã có những bước tiến bộ nhất định. Công ty không những giữ được mối quan hệ với các bạn hàng truyền thống mà còn mở rộng quan hệ với các bạn hàng ở các nước Châu Âu và Châu á nhằm tăng nguồn vốn kinh doanh và nâng cấp cơ sở vật chất của Công ty.
    Từ năm 1992, quan hệ buôn bán của công ty đã chuyển sang thị trường khu vực 2 và tập trung ở một số nước như: Nhật Bản, Hồng Kông, Pháp, Đức . Quan hệ mua bán với các nước Đông âu và Liên Xô cũ được chuyển sang kinh tế thị trường theo nguyên tắc bình đẳng và cùng có lợi theo giá thoả thuận và thanh toán ngoại tệ tự do chuyển đổi. Các hình thức xuất nhập khẩu trước đây như các Hiệp định thương mại, Nghị định thư không còn tồn tại nữa và thay vào đó là các hợp đồng mua bán thông thường.
    Do vậy, việc tìm kiếm thị trường mới là một yêu cầu tất yếu đặt ra đối với Công ty. Công ty đã tiếp tục tìm kiếm, phát hiện thị trường mới, duy trì thị trường sẵn có để tăng kim ngạch XNK. Phương thức kinh doanh thời kỳ này được thay đổi một cách linh hoạt để thích ứng với cơ chế thị trường. Cụ thể như sau:
    + Đối với cơ sở sản xuất trong nước: Công ty xác định lại đối tượng sản xuất, tổ chức có hiệu quả mạng lưới sản xuất, thu mua, đầu tư, mở rộng các đơn vị sản xuất có tiềm năng thực tế, nhằm vào vùng có nguyên liệu, có tay nghề truyền thống. Mở rộng các hình thức mua bán hàng xuất nhập khẩu như mua đứt, bán đoạn, uỷ thác xuất khẩu, hàng đổi hàng .
    + Đối với nước ngoài : công ty chấn chỉnh lại phong cách bán hàng, bán những gì khách cần mua, biết chào hàng, biết bắt mối hàng biết giữ mối hàng. Nghiêm chỉnh thực hiện các nghĩa vụ hợp đồng đã ký kết, luôn luôn giữ uy tín của công ty bằng cách đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng về mẫu hàng, chất lượng hàng, thời gian chào hàng . Công ty áp dụng các hình thức bán hàng trực tiếp, hàng đổi hàng, mua bán qua môi giới, đại lý gửi bán, có độc quyên hoặc giới hạn thị trường tiêu thụ. Công ty áp dụng phương thức thanh toán mở L/C thông thường, mở L/C thanh toán bằng điện, D/P trả chậm, D/A .
    Việc kinh doanh xuất nhập khẩu ngày càng mở rộng và phát triển làm cho các doanh thu của công ty mỗi năm một tăng và thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên ngày càng được cải thiện.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...