Báo Cáo Báo cáo thực tập tại Công ty xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật (Technoimport)

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I, Giới thiệu khái quát về Công ty xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật(Technoimport ).
    1. Sự hình thành và chức năng của công ty .
    Công ty xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật (Technoimport) Bộ Thương mại tiền thân là Tổng Công ty Nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật được thành lập ngày 28 tháng 01 năm 1959, là đơn vị duy nhất được Nhà nước giao nhiệm vụ nhập khẩu các công trình thiết bị toàn bộ cho mọi ngành, mọi địa phương trong cả nước.
    Ngày22.2.1995 Bộ Thương Mại ký và ban hành quyết định số
    105 T M –TCCB về việc thành lập lại doanh nghiệp, thành lập lại tổng công ty nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật thành công ty xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật –Bộ thương mại.
    Ngày 15-9-1994 Bộ Thương Mại ký và ban hành quyết định số1136TM –TCCB về việc phê duyệt điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật.
    Công ty xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật là DNNN trực thuộc Bộ Thương Mại,có tên giao dịch bằng tiếng anh là “Viet nam complete equipment and technics import- export corporation ) có trụ sở chính tại 16 –18 Tràng Thi quận Hoàn kiếm thành phố Hà Nội.
    Công ty Technoimport là một doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân , hoạt động theo chế độ hạch toán độc lập, có tài khoản nội tệ và ngoại tệ tại ngân hàng, có con dấu riêng để giao dịch và điều lệ riêng của công ty.
    Công ty xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật có chức năng trục tiếp xuất nhập khẩu và kinh doanh thiết bị , phụ tùng , phương tiện vận tải, vật liệu xây dựng và hàng tiêu dùng; tư vấn và dịch vụ hợp đồng xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ.
    Công ty đi vào hoạt động với số vốn kinh doanh ban đầu là 18,851 tỷ VND. Trải qua những năm hoạt động công ty đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đảm bảo và phát triển được nguồn vốn. Do vậy mà hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng được mở rộng.
    Từ một tổ chức ban đầu nhỏ bé, bao gồm một số cán bộ chủ chốt thuộc phòng viện trợ và phòng thiết bị thuộc Bộ Ngoại thương trước đây, Tổng Công ty Nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật đã phát triển thành một doanh nghiệp lớn thuộc Bộ Thương mại, có mạng lưới cơ sở đặt ở các trung tâm thương mại lớn như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng và có văn phòng đại diện ở nhiều nước trên thế giới.
    Với nhiệm vụ của mình, Technoimport đã góp phần vào công cuộc xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật cho đất nước. Hàng loạt các công trình lớn nhỏ, được nhập khẩu từ nhiều nước trên thế giới, đã được xây dựng và đi vào vận hành như: Các nhà máy nhiệt điện, thuỷ điện, trạm và đường dây cao thế, các mỏ than, hầm lò, các nhà máy cơ khí, nhà máy chế tạo máy công cụ, các khu luyện cán thép, các nhà máy xi măng, nhà máy phân đạm, nhà máy hoá chất, nhà máy sợi dệt, nhà máy giấy, nhà máy in, các công trình thuỷ lợi, công trình y tế, thông tin, bưu điện, các trường đại học, trường dạy nghề, nhà bảo tàng, cung văn hoá và rất nhiều hạng mục công trình khác . đã gắn bó với tên gọi Technoimport trong suốt thời kỳ khôi phục và phát triển của đất nước.
    Từ những năm 90, được Bộ Thương mại cho phép, Tổng Công ty Nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật đã mở rộng nhiều loại hình kinh doanh phong phú và đa dạng, bao gồm việc nhập khẩu thiết bị toàn bộ, máy móc, thiết bị lẻ, phụ tùng, nguyên liệu, hàng tiêu dùng; xuất khẩu ballast điện tử, than, cao su và các sản phẩm từ cao su, bao PP, thiết bị điện, gốm sứ, hàng nông sản; tư vấn đầu tư và thương mại, lập hồ sơ mời thầu, xét thầu, đàm phán và ký kết hợp đồng, tính toán hiệu quả các dự án đầu tư, thẩm định giá các hợp đồng ngoại thương
    2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Công ty xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật.
    a) Nhiệm vụ
    Công ty có các nhiệm vụ sau :
    -Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh của Công ty theo quy chế hiện hành.
    -Nghiên cứu, kiến nghị với Bộ Thương mại và Nhà nước về phương hướng thị trường, về chủ trương chính sách xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật, xuất nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên liệu sản xuất, vật tư . phù hợp với điều kiện Việt Nam; nghiên cứu kiến nghị sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn do nhà nước đầu tư cho các công trình thiết bị toàn bộ nhập khẩu.
    - Tuân thủ các chế độ và chính sách quản lý kinh tế đối ngoại và pháp luật của Nhà nước như chế độ quản lý tài chính, tài sản, chính sách cán bộ, lao động tiền lương . phù hợp với quy chế phân cấp quản lý của Nhà nước và Bộ Thương mại.
    -Quản lý chỉ đạo hoạt động của các đơn vị trực thuộc theo quy chế hiện hành.
    b) Quyền hạn
    Công ty có các quyền hạn sau :
    -Thực hiện ở cả trong và ngoài nước, các hoạt động giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng mua bán và ký kết các văn bản pháp lý có liên quan đến phạm vi hoạt động kinh doanh của Công ty.
    -Được vay vốn (kể cả ngoại tệ) ở trong nước và nước ngoài, được liên doanh, liên kết với các tổ chức, đơn vị kinh tế trong nước và nước ngoài hoặc tự tổ chức sản xuất để mở rộng hoạt động kinh doanh của Công ty theo đúng quy chế và pháp luật hiện hành.
    -Tham gia hoặc tổ chức hội chợ triển lãm, quảng cáo hàng hoá, các hội nghị, hội thảo chuyên đề có liên quan đến hoạt động kinh doanh của Công ty trong nước và nước ngoài.
    -Được lập đại diện, chi nhánh, văn phòng đại diện, công ty liên doanh của Công ty ở trong nước và nước ngoài; cử cán bộ của Công ty đi công tác ngắn hạn và dài hạn tại nước ngoài, hoặc mời bên nước ngoài vào làm việc theo quy chế hiện hành của Nhà nước và của Bộ Thương mại.
    3.Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty.
    Công ty Technoimport đi vào hoạt động kinh doanh với tổng số lao động là 214 người. Trong đó:
    Xét theo trình độ lao động.

    Trình độ lao động số người tỉ trọng
    -ĐH và trên ĐH 172 80,4%
    -Dưới ĐH 42 19,6%
    Xét theo cơ cấu bộ phận lao động .
    Cơ cấu bộ phận lao động số người tỉ trọng
    -lao động trực tiếp 158 73,8%
    -lao động gián tiếp 56 26,2%
    Xét theo trình độ nghiệp vụ: số người tỉ trọng
    -cán bộ lãnh đạo 4 1,86%
    -cán bộ nghiên cứu ,tham mưu 5 2.34%
    -cán bộ chỉ đạo thực hiện 17 7,94%
    -cán bộ nghiệp vụ 188 87,86%
    Trong đó được phân chia như sau:
    Ban giám đốc
    Đứng đầu công ty là Giám đốc, giám đốc do Bộ trưởng Bộ Thương mại bổ nhiệm, khen thưởng kỷ luật hoặc miễn nhiệm. Giám đốc tổ chức điều hành mọi hoạt động của Công ty theo chế độ thủ trưởng và là đại diện pháp nhân trong mọi trường hợp quyền lợi và nghĩa vụ của Công ty trước pháp luật và các cơ quan quản lý Nhà nước, là người có quyền điều hành cao nhất trong công ty.
    Giúp việc cho Giám đốc có một số Phó Giám đốc, Phó Giám đốc Công ty do Giám đốc đề nghị và được Bộ trưởng Bộ Thương mại bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm.
    Mỗi Phó Giám đốc được phân công phụ trách một hoặc một số lĩnh vực công tác và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về lĩnh vực công tác được giao. Trong số các Phó Giám đốc có một Phó Giám đốc thứ nhất để thay mặt Giám đốc điều hành mọi hoạt động của Công ty khi Giám đốc đi vắng.
    Phòng Tổ chức cán bộ:
    Là phòng chức năng nhằm giúp việc cho Giám đốc trong việc quản lý cán bộ nhân sự toàn công ty. Do đó phòng tổ chức cán bộ có những nhiệm vụ và quyền hạn:
    Nghiên cứu để tham mưu cho lãnh đạo về việc thuê mướn tuyển chọn lao động, tiền lương và thù lao lao động, đề bạt, điều động đảm bảo công tác thanh tra, thi đua của Công ty.
    Tuyên truyền phổ biến và hướng dẫn thực hiện các chủ trương chính sách, các văn bản pháp quy của Nhà nước và thu thập các thông tin phản hồi đề phản ánh lên cấp trên .


    Phòng kế hoạch tài chính:
    Giúp giám đốc trong việc chỉ đạo, tổ chức quản lý hệ thống kinh tế từ công ty đến các đơn vị trực thuộc, tổ chức thực hiện công tác kế toán thống kê của công ty, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện chế độ hạch toán của Công ty. Quản lý và theo dõi tình hình biến động tài sản, thực hiện việc ghi sổ sách kế toán những phần công việc phát sinh ở công ty đồng thời định kỳ kiểm tra xét duyệt báo cáo của các đơn vị trực thuộc và tổng hợp số liệu để lập báo cáo tổng hợp của toàn công ty theo đúng pháp lệnh kế toán thông kê và chế độ tài chính mà nhà nước ban hành. Tham mưu cho ban lãnh đạo trong việc lập các kế hoạch về tài chính, nhằm phục vụ tốt và nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty .

    Phòng hành chính quản trị:
    Tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý, kinh doanh của Công ty; Tổ chức tiếp khách, phương tiện đi lại; Trang bị cơ sở vật chất và điều kiện làm việc cho toàn công ty như thiết bị máy móc, trang thiết bị văn phòng .


    Các phòng nghiệp vụ:
    Bao gồm các phòng xuất nhập khẩu 1, 2, 3, 4, 5, 6,7. Các phòng này thực hiện toàn bộ các hoạt động nghiệp vụ của quá trình kinh doanh của công ty từ việc nghiên cứu thị trường, tìm bạn hàng và nguồn hàng, thực hiện ký kết các hợp đồng và thực hiện hợp đồng. Ngoài ra còn thực hiện việc tư vấn đầu tư thương mại và các hợp đồng xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ.
    Các đơn vị trực thuộc:
    Trung tâm tư vấn đầu tư và thương mại có chức năng tư vấn các hợp đồng thiết bị toàn bộ, chuẩn bị hồ sơ mời thâù, đánh giá hồ sơ dự thầu, tư vấn đầu tư và thương mại, tổ chức ký kết các hợp đồng nhập khẩu thiết bị toàn bộ.
    Chi nhánh Technoimport tại Đà Nẵng: có chức năng đại diện cho công ty kinh doanh trong khu vực miền Trung.

    Chi nhánh Technoimport tại Hải Phòng :được giao nhiệm vụ giao nhận vận tải và kinh doanh xuất nhập khẩu.

    Chi nhánh Technoimport tại thành phố Hồ Chí Minh :có chức năng đại diện cho công ty tại miền Nam.


    Văn phòng đại diện tài nước ngoài; Bao gồm các văn phòng đại diện tại các nước:tại liên bang Nga,Tại Pháp,Tại Bỉ,Tại Italia,tại Mỹ,tại Thuỷ điển,singapore








    SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÔNG TY
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...