Báo Cáo Báo cáo thực tập tại Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Hùng Thảo

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 6/6/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu

    LỜI NÓI ĐẦU

    Trong công cuộc đổi mới quản lý kinh tế ở nước ta ( từ cơ chế quản lý tập chung bao cấp sang cơ chế thị trường) nhiều chính sách, chế độ về tài chính, kế toán đã được Nhà nước quan tâm sửa đổi bổ sung, nhằm phù hợp với yêu cầu quản lý và phù hợp với các thị trường có tính phổ biến ở các nước phát triển. Cơ chế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp thương mại nói riêng phải năng động sáng tạo, phải thực hiện hạch toán độc lập, nghĩa là lấy thu bù chi và có lợi nhuận, nếu không sẽ không thể đứng vững và tồn tại được trước sự cạnh tranh gay gắt của thị trường. Hiện nay cơ chế quản lý kinh tế tài chính ở nước ta đã và đang có những đổi mới sâu sắc một cách toàn diện. Chúng ta đã và đang định hướng, điều chỉnh các mục tiêu kinh tế ở từng giai đoạn của một nền kinh tế thị trường năng động, có sự quản lý, kiểm soát của những hàng loạt các chính sách kinh tế mới được ban hành để nâng cao và đặt đúng vai trò, vị trí của những công việc quản lý, điều hành và kiểm soát nền kinh tế bằng biện pháp kinh tế, bằng Pháp luật và các công cụ quản lý kinh tế khác.
    Kế toán với tư cách là công cụ quản lý cần có sự đổi mới không chỉ dừng lại ở việc ghi chép chính xác kịp thời và lưu giữ các dữ liệu mà quan trọng hơn là thiết lập một hệ thống có tổ chức thông tin có ích cho việc quản lý kinh tế. Do đó kế toán về mặt bản chất chính là một hệ thống đo lường, xử lý và truyền đạt những thông tin có ích cho các quyết định kinh tế cũng có thể nói kế toán là một môn khoa học, là một nghệ thuật ghi chép phân loại tổng hợp và lý giải các nghiệp vụ tài chính diễn ra ở một tổ chức làm căn cứ cho các quyết định kinh tế. Kế toán là trung tâm hoạt động tài chính của hệ thông thông tin quản lý, nó giúp cho các nhà quản lý kinh doanh có khả năng xem xét toàn diện về hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
    Nhận thức được ý nghĩa quan trọng của các vấn đề nói trên, là một sinh viên Trường Trung học Quản Lý và Công Nghệ thực tập tại Phòng kế toán của Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Hùng Thảo , trong quá trình nghiên cứu, học hỏi em đã đị sâu tìm hiểu thực tế của công tác hạch toán kế toán, em đã tìm hiểu những mặt mạnh, mặt yếu để hiểu thêm và khắc phục với mong muốn hoàn thiện hơn nữa những kiến thức được học tập taị Nhà trường.
    Vì thời gian và khả năng có hạn nên báo cáo thực tập này của em chắc chắn còn nhiều khiếm khuyết. Em rất mong được các thầy, cô giáo và các bác, các cô, chú trong Phòng kế toán Công ty góp ý kiến chỉ bảo để em hoàn thiện hơn kiến thức của mình.

    Em xin chân thành cám ơn.

    * Bài viết của em gồm hai phần chính:
    I . ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG CỦA ĐƠN VỊ
    II. CÔNG VIỆC HẠCH TOÁN:
    Phần I: Quá trình hạch toán chủ yếu
    Phần II: Kế toán các nghiệp vụ khác
    Phần III:Lập báo cáo tài chính
    Phần IV: Đánh giá, kết luận

    KẾT CẤU
    I. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG CỦA ĐƠN VỊ:
    1. Vị trí địa lý nơi đơn vị đang đóng
    2. Cơ sở vật chất kỹ thuật của đơn vị
    3. Tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp
    4. Tổ chức bộ máy kế toán
    II. CÔNG VIỆC HẠCH TOÁN:
    Phần một: Quá trình hạch toán chủ yếu
    1. Phương pháp kế toán quá trình cung cấp NVL, CCDC
    1.1 Kế toán quá trình nhập NVL, CCDC
    1.2 Kế toán quá trình xuất NVL
    2. Kế toán quá trình sản xuất
    2.1 Chi phí NVL trực tiếp
    2.2 Chi phí NC trực tiếp
    2.3 Chi phí sản xuất chung
    2.4 Phương pháp xác định giá trị dở dang cuối kỳ
    2.5 Phương pháp tính giá thành
    2.6 Nhập kho sản phẩm hoàn thành
    3. Kế toán quá trình tiêu thụ
    4. Kế toán xác định kết quả
    Phần 2: Kế toán các nghiệp vụ khác
    1. Kế toán vốn bằng tiền
    1.1 Kế toán tiền mặt
    1.2 Kế toán tiền gửi Ngân hàng
    2. Kế toán thuế
    2.1 Thuế GTGT
    2.2 Thuế TNDN
    Phần ba: Lập báo cáo tài chính và phân tích một số chỉ tiêu về tình hình tài chính của doanh nghiệp.
    Phần bốn: Đánh giá, kết luận.
    MỤC LỤC
    Lời nói đầu 1
    I. Đặc điểm hoạt động của đơn vị 2
    1. Vị trí địa lý nơi đơn vị đang đóng 2
    2. Cơ sơ vật chất kĩ thuật. 3
    a) TSCĐ hiện thời của DN 3
    b) Nguồn vốn hiện thời của DN. 3
    3. Tổ chức bộ máy quản lý Doanh Nghiệp 3
    4. Tổ chức bộ máy kế toán 4
    II. Công việc hạch toán 7
    Phần I: Quá trình hạch toán chủ yếu. 7
    1. Phương pháp kế toán quá trình cung cấp NVL 7
    a)Kế toán qúa nhập NVL 7
    a)Kế toán qúa nhập NVL 8
    b) Kế toán quá trình sản xuất NVL. 14
    2. Kế toán quá trình sản xuất. 18
    2.1 Chi phí NVL trực tiếp. 18
    2.2 Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp sản xuất. 21
    2.3 Tập hợp chi phí sản xuất chung. 26
    2.5. Phương pháp tính giá thành. 32
    2.6 Nhập kho sản phẩm hoàn thành. 35
    3. Kế toán quá trình tiêu thụ. 35
    3.1. Phương thức bán hàng. 35
    4. Xác định kết quả hoạt động kinh doanh. 48
    Phần II: Kế toán các nghiệp vụ khác. 52
    1. Kế toán vốn bằng tiền 52
    1.1. Kế toán tiền mặt. 52
    1.2 Kế toán tiền gửi Ngân hàng. 58
    2. Kế toán thuế 65
    2.1. Thuế GTGT 65
    2.2. Thuế thu nhập doanh nghiệp 68
    Phần ba: Lập báo cáo tài chính và phân tích một số chỉ tiêu về tình hình tài chính của doanh nghiệp 72
    Phần 4: Đánh giá, kết luận 82

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...