Luận Văn Báo cáo thực tập tại Công Ty TNHH Giấy AFC

Thảo luận trong 'Hóa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Báo cáo thực tập năm 2013
    Đề tài: Báo cáo thực tập tại Công Ty TNHH Giấy AFC
    Định dạng file word


    MỤC LỤC

    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ GIẤY 1
    1.1. Tầm quan trọng của giấy. 1
    1.2. Định nghĩa về giấy, carton và bột giấy. 1
    1.3. Lịch sử phát triển ngành giấy thế giới 1
    1.4. Tình hình phát triển ngành công nghiệp giấy ở Việt Nam 3
    CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH GIẤY AFC 4
    2.1. Lịch sử hình thành và phát triển. 4
    2.2. Cơ cấu nhà máy. 4
    2.3. Địa điểm, diện tích. 5
    2.4. Tình hình sản xuất và tiêu thụ. 5
    2.4.1. Tình hình sản xuất 5
    2.4.2. Tình hình tiêu thụ. 6
    CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ VÀ CÁC THIẾT BỊ 7
    TRONG SẢN XUẤT GIẤY 7
    3.1. Thuyết minh quy trình công nghệ. 8
    3.1.1 Quy trình sản xuất bột 8
    3.1.2. Quy trình xeo và hoàn tất sản phẩm 10
    3.2. Các thiết bị trong sản xuất bột 13
    3.2.1. Công đoạn nghiền thô, đánh rã nguyên liệu. 13
    3.2.1.1. Mục đích. 13
    3.2.1.2. Cấu tạo máy nghiền thủy lực dạng đứng. 13
    3.2.1.3. Nguyên lí hoạt động. 14
    3.2.1.4. Công dụng. 14
    3.2.1.5. Quy trình sử dụng máy nghiền thủy lực. 15
    3.2.1.6. Các thông số kỹ thuật 15
    3.2.1.7.Các yếu tố ảnh hưởng. 16
    3.2.2. Công đoạn làm sạch bột 16
    3.2.2.1. Mục đích. 16
    3.2.2.2. Thiết bị phân ly kép f720. 16
    3.2.2.3. Thiết bị cyclon thủy lực. 18
    3.2.2.4. Thiết bị sàng rung. 20
    3.2.2.5. Sàng áp lực. 22
    3.2.3. Công đoạn cô đặc. 23
    3.2.3.1. Hệ thống lưới nghiêng. 23
    3.2.3.2. Hệ thống tank cô đặc ZNW24. 25
    3.2.4. Công đoạn nghiền. 26
    3.3. Các thiết bị trong quá trình xeo. 30
    3.3.1. Giới thiệu về máy xeo tròn được sử dụng tại nhà máy. 31
    3.3.2. Một số thiết bị chính trong công đoạn xeo. 32
    3.3.2.1. Công đoạn tạo hình. 32
    3.3.2.2. Công đoạn thoát nước. 33
    3.3.2.3. Công đoạn ép. 33
    3.3.2.4. Công đoạn sấy. 39
    3.3.2.5. Công đoạn xử lý hoàn tất 42
    CHƯƠNG 4: NGUYÊN LIỆU ĐẦU VÀO VÀ CÁC PHỤ GIA 44
    4.1. Nguyên liệu đầu vào. 44
    4.1.1. Nguyên liệu chính. 44
    4.1.2. Các nguồn nguyên liệu. 44
    4.1.3. Chất lượng nguyên liệu giấy. 44
    4.2. Các phụ gia sử dụng trong sản xuất giấy. 45
    4.2.1. Giới thiệu chung. 45
    4.2.2. Chất chống thấm trong môi trường kiềm (HOSIZE H – 3125A). 46
    4.2.3. Chất chống dính lô sấy (DAVI -100). 47
    4.2.4. Tinh bột biến tính (Cation VN-6105). 47
    4.2.5. Chất kháng bọt (SK 30). 48
    4.2.6. Bột màu. 49
    CHƯƠNG 5: SẢN PHẨM VÀ MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG 51
    5.1. Các loại sản phẩm nhà máy sản xuất 51
    5.2. Kiểm tra và xử lý phế phẩm 52
    5.2.1. Kiểm tra sản phẩm 53
    5.2.2. Xử lý phế phẩm 53
    5.3. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm 53
    5.3.1. Định lượng. 53
    5.3.2. Độ ẩm 54
    5.3.3. Độ bền kéo. 54
    5.3.4. Độ bền xé. 54
    5.3.5. Độ chịu bục. 54
    5.3.6. Độ bền uốn (độ cứng). 54
    5.3.8. Độ hút nước. 55
    5.3.9. Độ dày và tỉ trọng. 55
    CHƯƠNG 6: SỰ CỐ VÀ CÁCH KHẮC PHỤC 56
    6.1. Các sự cố trong toàn bộ dây chuyền sản xuất 56
    6.2. Nguyên nhân và cách khắc phục các khuyết điểm của giấy. 58
    CHƯƠNG 7: XỬ LÝ CHẤT THẢI 60
    7.1. Tình hình ô nhiễm 60
    7.1.1. Ô nhiễm bụi và nhiệt 60
    7.1.2. Nước thải sản xuất 60
    7.1.3. Khói thải từ lò hơi 61
    7.1.4. Chất thải rắn. 61
    7.2. Các giải pháp xử lý. 61
    7.2.1. Xử lý nước thải công nghiệp. 61
    7.2.2. Xử lý khí thải. 62
    7.2.3. Xử lý chất thải rắn. 62
    NHẬN XÉT VÀ ĐỀ NGHỊ 64
    KẾT LUẬN 66
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 67


    LỜI MỞ ĐẦU

    Ngành giấy có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, nó quyết định nền văn minh của đất nước nói riêng và của toàn nhân loại nói chung. Nhân loại muốn phát triển thì các thành tựu khoa học, các thông tin văn hoá phải được truyền đạt rộng rãi. Do vậy mà nhu cầu sử dụng giấy ngày càng tăng.
    Ngày nay, giấy được sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực: Công nghiệp, giáo dục, sách báo tranh ảnh . Hàng năm giấy cũng đem lại nguồn lợi đáng kể cho nền kinh tế quốc dân. Ở nước ta sử nhu cầu sử dụng giấy trong các ngành đang tăng cao, và cần được quan tâm phát triển.
    Để tìm hiểu thêm về lĩnh vực này cùngvới sự đồng ý của thầy cô khoa Công Nghệ Hóa trường Đại học Công Nghiệp thành phố Hồ Chí Minh và Ban giám đốc Công ty TNHH Giấy AFC, nhóm chúng em đã tham gia thực tập tìm hiểu về quá trình sản xuất giấy tại công ty.
    Chỉ trong vài tuần thực tập nhưng nhóm chúng em đã được tiếp xúc với quá trình sản xuất thực tế, học hỏi thêm được nhiều kiến thức chuyên ngành cũng như các lĩnh vực liên quan đến quá trình sản xuất của công ty.
    Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Công nghệ hóa và các anh chị công nhân viên Công ty TNHH Giấy AFC đã giúp đỡ chúng em rất nhiều trong thời gian thực tập. Đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của cô Phạm Thị Hồng Phượng và anh Lưu Đình Bảo, phó giám đốc công ty.
    Trong thời gian thực tập tại công ty, chúng em không thể tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các anh chị hướng dẫn để chúng em có thể hoàn thiện hơn kiến thức của mình.
    Kính chúc các thầy cô khoa Công nghệ hóa và toàn thể cán bộ, công nhân viên của Công ty luôn dồi dào sức khỏe. Chúc Công ty ngày càng phát triển vững mạnh hơn.


    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ GIẤY

    1.1. Tầm quan trọng của giấy
    Giấy là sản phẩm tiêu dùng quan trọng trong cuộc sống con người. Hầu hết việc ghi chép và in ấn đều được thực hiện trên giấy.Giấy còn được sử dụng rộng rãi để bao gói hàng hóa và làm vật liệu trong xây dựng.

    Các sản phẩm giấy ngày càng đa dạng và được ứng dụng rộng rãi.Công nghiệp giấy đã và đang cạnh tranh với những ngành công nghiệp khác.Hiện nay các phương pháp công nghệ mới trong ngành giấy đang được áp dụng để nâng cao chất lượng và hạ giá thành các loại giấy, giúp ngành này tồn tại, phát triển và cạnh tranh thành công trong cơ chế thị trường.
    Bên cạnh lợi ích của sản phẩm thì ngành công nghiệp giấy còn tạo ra công ăn việc làm cho rất nhiều người. Những điều này chứng tỏ sự đóng góp quan trọng của ngành giấy vào sự phát triển của kinh tế và xã hội.
    1.2. Định nghĩa về giấy, carton và bột giấy
    Giấy là một tấm mỏng bằng vật liệu sơ sợi, trong đó sợi và các phần sợi liên kết với nhau tạo mạng không gian ba chiều.Được hình thành khi tráng huyền phù sơ sợi trong nước lên bề mặt một tấm lưới mịn để thoát nước và sau đó làm khô sao cho vẫn giữ nguyên dạng tấm mỏng phẳng.
    Loại sản phẩm giấy thứ hai là Carton được phân biệt với giấy thường khác dựa vào độ dày của nó.Thông thường tất cả những tấm giấy có độ dày trên 0.3mmthì được gọi là carton.Nhưng đây cũng chỉ là khái niệm tương đối.
    Bột giấy là nguyên liệu dạng sơ sợi sử dụng để làm giấy.Bột giấy thông thường là sợi thực vật mà thành phần chủ yếu là xenlulo, nhưng đôi khi người ta còn sử dụng một số loại sơ sợi có nguồn gốc động vật, sợi vô cơ và sợi tổng hợp để làm một số loại giấy đặc biệt.
    1.3. Lịch sử phát triển ngành giấy thế giới
    Từ “paper” xuất phát từ tên một loại cây là papyrus.Người Ai Cập cổ đại đã làm ra những tờ giấy viết đầu tiên bằng cách xé thân cây này rồi ép những lớp mỏng thành tờ giấy.Tuy nhiên khi đó sự phân tách sơ sợi rồi đan kết của sơ sợi trong tờ giấy (bản chất thực sự của quá trình làm giấy hiện đại) thì chưa có.
    Nghề giấy thực sự bắt nguồn từ Trung Quốc vào khoảng 100 năm sau Công nguyên.Khi đó người ta đã biết sử dụng huyền phù của sợi tre nứa hoặc cây dâu tằm để làm giấy.Nghệ thuật làm giấy của người Trung Quốc đã phát triển đến mức cao.Ngày nay một số mẫu giấy rất đẹp của người Trung Quốc cổ vẫn còn được lưu giữ.
    Vài thế kỉ sau nghề làm giấy được lan truyền đến Trung Đông, sau đó đến Châu Âu, nơi mà nguồn nguyên liệu là sợi bông và sợi lanh, giẻ rách từ vải cũ rất dồi dào, và hồi đó người ta sử dụng các loại nguyên liệu này để làm giấy. Đầu thế kỉ 15 một số cơ sở sản xuất giấy qui mô công nghiệp đã mọc lên ở Tây Ban Nha, Ý, Đức và Pháp.Còn tại Bắc Mỹ, nhà máy giấy đầu tiên đã được xây dựng tại Philadenphia vào năm 1690.
    Sau này khi các nguồn nguyên liệu là sợi bông và giẻ rách trở nên không đáp ứng đủ nhu cầu làm nguyên liệu giấy thì người ta mới tìm ra cách sử dụng gỗ làm nguồn nguyên liệu chính để làm giấy.
    Một số sự kiện được xem là mốc lịch sử của quá trình phát triển công nghiệp giấy trên thế giới:
    -1789:Cấp bằng sáng chế cho Nicholars-Louis Robert (Pháp) về phát minh ra máy xeo giấy liên tục đầu tiên.

    -1803 – 1807:Cấp bằng sáng chế cho hai anh em nhà Fourdriner (Anh) về việc cải tiến máy xeo liên tục do Donkin thiết kế.
    -1809: Cấp bằng sáng chế cho John Dickinson (Anh) về phát minh ra máy xeo tròn.

    -1817: Máy xeo tròn đầu tiên ở Mỹ.
    -1827: Máy xeo dài đầu tiên ở Mỹ.
    -1840: Phát minh phương pháp sản xuất bột gỗ mài (Đức).
    -1854: Phát minh phương pháp nấu bột soda (sử dụng xút) (Anh).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...