Báo Cáo báo cáo thực tập tại công ty Nhựa cao cấp Hàng Không

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    báo cáo thực tập tại công ty Nhựa cao cấp Hàng Không


    Phần I. Tổng quan về công ty Nhựa cao cấp Hàng Không
    I . Lịch sử tình hình và phát triển của công ty Nhựa cao cấp Hàng Không
    1. Những nét chính của công ty.
    - Tên giao dịch: Công ty Nhựa cao cấp Hàng Không
    - Tên giao dịch quốc tế: Aplaco( Aviation High – Grade Plastic Company)
    - Trụ sở chính: Đường Nguyễn Sơn , sân bay Gia Lâm , Hà Nội.
    - Hình thức sử hữu vốn: Là doanh nghiệp nhà nước nên vốn thuộc sở hữu của nhà nước. Công ty có số vốn ban đầu được cấp là 1,1 tỷ đồng vào năm 1989. Sau đó được cấp bổ sung thêm 2 tỷ đồng. Hiện nay số vốn của công ty đạt vào khoảng 67 tỷ đồng
    - Hình thức hoạt động: Công ty nhựa cao cấp hàng không là một thành viên hạch toán độc lập, trực thuộc Tổng công ty Hàng không Việt Nam, có đầy đủ tư cách pháp nhân và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động trong kinh doanh, được mở tài khoản giao dịch với khách hàng tại ngân hàng và có con dấu riêng.
    - Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất các mặt hàng nhựa cao cấp và thông thường.
    - Công ty Aplaco ngoài trụ sở và các xưởng sản xuất chính đặt tại sân bay Gia Lâm- Hà nội còn có chi nhánh và xưởng sản xuất đặt tại sân bay Tân Sơn Nhất – Tp HCM.
    Tổng diện tích tại Hà Nội: 12500 m2
    Tổng diện tích tại Tp HCM: 800 m2
    Tổng số cán bộ công nhân viên: 283 người
    2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty:
    Cách đây đúng 15 năm, ngày 04/11/1989, Công ty Nhựa cao cấp Hàng không chính thức được thành lập theo quyết định số 732/QĐ- TCHK của Tổng cục Hàng không với tên khai sinh là : Xí nghiệp hoá nhựa cao su Hàng không ( đây chính là tổ chức tiền thân cuả công ty Nhựa cao cấp Hàng không). Nhiệm vụ chính của công ty là sản xuất các sản phẩm nhựa phục vụ các chuyến bay của Vietnam Airlines.
    Sau gần 4 năm hoạt động , ngày 20/04/1993, đơn vị đổi tên thành xí nghiệp hoá nhựa cao cấp Hàng không theo quyết định số 747/QĐ/ TCCB- LĐ của Bộ Giao thông vận tải. Thời điểm này doanh nghiệp đã có những bước phát triển so với trước, chuyên sâu vào sản xuất các sản phẩm tiêu chuẩn kỹ thuật cao phục cho ngành Hàng không thay thế các sản phẩm trước đây phải nhập ngoại nhưng nhìn chung vẫn chưa có kết quả cao.
    Ngày 21/07/1994, đơn vị được đổi tên thành Công ty Nhựa cao cấp Hàng không như hiện nay theo quyết định số 1125/QĐ/TCCB-LĐ của Bộ Giao thông vận tải. Từ đó đến nay, công ty vẫn giữ nguyên tên là Công ty Nhựa cao cấp Hàng không. Doanh nghiệp bước sang giai đoạn mới, giai đoạn phát triển nhanh và liên tục.
    Cùng với sự tăng tốc của ngành Hàng không Việt Nam cũng như yêu cầu về tính độc lập, tự chủ, sáng tạo trong kinh doanh, tự chịu trách nhiệm về tình hình tài chính và việc giải quyết công ăn viêc làm cho người lao động trong điều kiện nền kinh tế thị trường, ngày 30/06/1997, Hội đồng quản trị của Tổng công ty Hàng không ra quyết định số 1025/QĐ-HĐQT về việc thành lập Công ty Nhựa cao cấp Hàng không với tư cách là một doanh nghiệp nhà nước, một thành viên hạch toán độc lập, trực thuộc Tổng công ty Hàng không Việt Nam. Chức năng chính của công ty là cung cấp các sản phẩm nhựa phục vụ cho nhu cầu của ngành hàng không Việt Nam. Ngoài ra công ty còn sản xuất các sản phẩm nhựa phục vụ cho nhu cầu thị trường ngoài ngành.
    Quá trình phát triển của công ty có thể chia thành các giai đoạn sau:
    ã Giai đoạn I (từ năm 1989-1991)
    Đây là giai đoạn khó khăn nhất của công ty. Với tổng số vốn được giao là 1,1 tỷ đồng (theo thời giá năm 1989), hoạt động với mục tiêu là cung cấp các sản phẩm nhựa phục vụ trong các chuyến bay. Nhưng do điều kiện xuất phát điểm thấp, cơ sở hạ tầng, thiết bị cũ kỹ, lạc hậu, cán bộ công nhân viên phần lớn là lao động dư thừa của Cục xăng dầu cũ chuyển sang nên hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong giai đoạn này chưa rõ nét, hàng hoá chưa phong phú, làm ăn không có lãi, lực lượng lao động chủ yếu sống bằng lương bao cấp của Tổng cục Hàng không và điều quan trọng là chưa hội đủ các điều kiện cần thiết của một doanh nghiệp để có thể cạnh tranh được trong nền kinh tế thị trường.
    ã Giai đoạn II (từ năm 1992-1998)
    Từ năm 1992, cùng với sự hội nhập và mở cửa nền kinh tế, quan hệ kinh tế ngày càng mở rộng, số lượng khách quốc tế đi đến Việt Nam ngày càng tăng. Điều này tạo ra một sức ép lớn buộc ngành Hàng không nói chung và công ty nhựa cao cấp hàng không nói riêng phải kịp thời cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm để phục vụ khách hàng. Trong giai đoạn này, công ty đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng để đầu tư hệ thống công nghệ mới hiện đại, nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm, cạnh tranh với các doanh nghiệp khác để dành ưu thế trong việc cung ứng các sản phẩm nhựa cao cấp cho các chuyến bay. Tính đến quý II năm 1993, máy móc thiết bị của công ty gồm có:
    - 02 máy phun ép nhựa
    - 02 máy hút chân không
    - 01 máy cắt dán liên hoàn túi xốp
    - Hệ thống thiết bị phụ trợ khác
    Bên cạnh đó, để tránh tình trạng chỉ phụ thuộc vào một mảng thị trường duy nhất, công ty đã chủ động tìm kiếm, mở rộng thị trường ngoài ngành bằng các sản phẩm nhựa gia dụng và các sản phẩm nhựa phục vụ cho công nghiệp với chất lượng cao và gía cả hợp lý. Với quyết tâm đó, tính đến năm 1994 các chỉ số kinh tế cho thấy doanh thu tăng gấp 3 lần, lợi nhuận tăng gần 2 lần, thu nhập bình quân đầu người tăng 2,5 lần. Tuy nhiên các sản phẩm của công ty còn chưa đa dạng về chủng loại.
    Ở giai đoạn này, quy mô và cơ cấu tổ chức của công ty đã đi vào ổn định. Công ty cũng đã bắt đầu nhận thấy tầm quan trọng và tiềm năng của khu vực thị trường ngoài ngành, do vậy đã bắt đầu tập trung kế hoạch mở rộng thị trường này.
    Tất cả những kết quả đó đạt được là do công ty không những đổi mới công nghệ mà còn tập trung đào tạo cho cán bộ công nhân viên, từ đó làm tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm . Ban lãnh đạo công ty đã có những điều chỉnh chính sách phát triển thích hợp để khắc phục những khó khăn do cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á gây ra. Nhờ vậy công ty đã thường xuyên đảm bảo được việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động, đồng thời khẳng định vị trí của mình trên thị trường.
    ã Giai đoạn III (từ năm 1998 đến nay)
    Đây là giai đoạn tăng trưởng liên tục của công ty với thiết bị máy móc được nâng cao cả về số lượng và chất lượng. Công ty đã đầu tư thêm các công nghệ tiên tiến như máy phun ép nhựa tốc độ cao, máy phun ép nhựa đa năng, đa lớp, máy phun ép nhựa cỡ lớn . Nhìn chung các sản phẩm nhựa cao cấp mang nhãn hiệu Aplaco có chât lượng tốt, mẫu mã đẹp, kiểu dáng phong phú, giá cạnh tranh. Hàng năm công ty đều tung ra thị trường từ 4 đến 6 sản phẩm mới. Hiện nay công ty đã sản xuất ra trên 250 loại sản phẩm khác nhau.
    Như vậy, từ một cơ sở sản xuất nhỏ bé, lạc hậu và mang nặng cung cách làm ăn bao cấp của ngành Hàng không, sau hơn 10 năm dám nghĩ, dám làm, quyết tâm xây dựng và phấn đấu không biết mệt mỏi để vượt qua mọi khó khăn, thách thức, công ty nhựa cao cấp Hàng không đã vươn mình đi lên trong sự phát triển vững vàng và ổn định, sẵn sàng cho hội nhập khu vực và quốc tế với nhiều kỳ vọng lớn lao. Sản phẩm của Aplaco không những đã hoàn toàn thay thế hàng nhập khẩu của ngành Hàng không từ các nước Singapore, Pháp mà còn xuất khẩu được hàng hoá của mình sang các nước trong khu vực như Singapore, các nước Asean khác và các nước Châu Âu(Thụy Điển, Bỉ ), Châu Úc (Úc, Newzeland ) .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...