Báo Cáo Báo cáo thực tập tại Công ty dụng cụ cắt và đo lường cơ khí

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN THỨ NHẤT
    GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
    VỀ CÔNG TY DỤNG CỤ CẮT VÀ ĐO LƯỜNG CƠ KHÍ


    I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY.
    1. Quá trình hình thành và ra đời công ty
    Công ty Dụng cụ cắt và đo lường cơ khí trước đây là Nhà máy cắt gọt thuộc Bộ Công nghiệp nặng được thành lập theo quyết định số 74QĐ/KB2
    Ngày 23/3/1968 của Bộ Công nghiệp nặng.
    Ngày 17/8/1970 Nhà máy Dụng cụ cắt được đổi tên thành Nhà máy Dụng cụ số 1.
    Ngày 23/5/1993 Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nặng quyết định thành lập lại Nhà máy Dụng cụ số 1 theo quyết định số 29QĐ/TCNSDT theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nặng số 702/TCCBDT ngày 12/7/1995 Nhà máy Dụng cụ số1 được đổi tên thành Công ty Dụng cắt và đo lường cơ khí thuộc tổng Công ty maý và thiết bị Công nghiệp - Bộ Công ngiệp. Tên viết tắt của Công ty là DUEUDOCO, tên giao dịch tiếng Anh là
    Cutting and Measuring Tools Co.
    Sản phẩm chính hiện tại của Công ty là các loại dụng cụ cắt gọt kim loại bao gồm : bàn ren, ta rô, mũi khoan, dao phay, dao tiện, lỡi ca, calíp với sản lượng 22 tấn/năm.
    Ngoài ra Công ty còn sản xuất một số sản phẩm phục vụ cho nhu cầu thị trường như: tấm sàn chống trợt, neo cầu, dao cắt tấm lợp, thanh trượt với sản lượng 200 tấn/năm.
    Trải qua quá trình hoạt động hơn 30 năm, với nhiều biến động đặc biệt trong thời buổi kinh tế thị trường , hàng loạt Công ty cơ khí bị đình trệ thì hoạt động của công ty vẫn duy trì ,ổn định sản phẩm của công ty vẫn có tín nhiệm đối với thị trường trong và ngoài nước
    Năm 1996 sản phẩm của công ty tiêu thụ trong nước là 79% và xuất khẩu sang Nhật Bản là 21%
    2. Các giai đoạn phát triển của công ty
    Giai đoạn 1: Từ năm 1968 - 1970
    Là giai đoạn đem các dây chuyền công nghệ vào sản xuất thử .Tổng khối lượng sản phẩm đạt dưới 23 tấn /năm
    - Năm 1968: 5,4 tấn
    - Năm 1969 : 22,5 tấn
    - Năm 1970 : 5,5 tấn ( ảnh hưởng do sơ tán )
    Giai đoạn 2 : Từ năm 1971 - 1975
    Thời kỳ ổn định dây chuyền đã đem vào sản xuất khối lượng sản phẩm đạt dưới 125 tấn /năm .
    - Năm 1971 : 105 tấn
    - Năm 1972 : 64 tấn ( do sơ tán lần 2 )
    - Năm 1973 : 67 tấn
    - Năm 1974 : 98 tấn
    - Năm 1975: 125 tấn
    Giai đoạn 3: Từ năm 1976 - 1988.
    Thời kỳ khai thác triệt để các dây chuyền sản xuất mũi khoan , ta rô, bàn ren, dao phay các loại Khối lượng sản phẩm tăng nhanh qua các năm từ 143 tấn (năm 1980) đạt đến 246 tấn năm 1982 ( năm cao nhất của thời kỳ Dụng cụ cắt đang giữ vị trí độc tôn đồng thời cũng là năm cao nhất của thời kỳ bao cấp ). Trong đó có nhiều dây chuyền sản xuất vợt quá công suất thiết kế từ 1,5 đến 3 lần như bàn ren, ta rô, mũi khoan .
    Bàn ren năm cao nhất ( năm 1982 ) sản lượng đạt 212.000 cái/năm .Trong đó công suất thiết kế là 195.000cái/năm
    Ta rô năm cao nhất ( năm 1981 ) Sản lượng đạt 520.000cái/năm .Trong đó công suất thiết kế là 239.000 cái/năm
    Mũi khoan : Năm cao nhất ( năm 1983 ) sản lượng đạt 946.000cái/năm Tong đó công suất thiết kế là 238.000cái/năm
    Giai đoạn 4: Từ năm 1989 - 1992.
    Là thời kỳ chuyển tiếp giữa 2 cơ chế quản lý. Sản lượng dụng cụ cắt giảm đã dần từ 161 tấn/năm 1988 xuống còn 77tấn/năm 1992. Vì nhu cầu thị trường về dụng cụ cắt của Công ty đã giảm, sản xuất với sản lượng thấp như vậy nhưng sản phẩm vẫn không tiêu thụ hết, hiện còn tồn trong kho thành phẩm. Công ty tìm kiếm sản phẩm và phải đa dạng hoá sản xuất , đa dạng hoá sản phẩm theo nhu cầu thị trường. Đây cũng là giai đoạn khó khăn nhất của nhà máy , giá trị sản lượng giảm nhiều, dụng cắt chỉ còn chiếm 44% trong giá trị tổng sản lượng. Công ty là 1 trong 5 doanh nghiệp được xếp hạng khó khăn nhất của bộ Công nghiệp nặng và đã có những dự định giải thể hoặc sáp nhập vào doanh nghiệp khác.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...