Báo Cáo Báo cáo thực tập Tại công ty CP xuất nhập khẩu Thuỷ Sản Cửu Long An Giang - ACL

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài
    Báo cáo thực tập Tại C.ty CP XNK Thuỷ Sản Cửu Long An Giang - ACL
    I.Đánh giá ngành Thuỷ sản.

    1.Tổng quan về ngành TS.


    Với bờ biển trải dài trên 3260 km và vùng biển rộng trên 1 triệu km2 có 4000 hòn đảo lớn nhỏ với nhiều vịnh, vũng; khoảng 2860 con sông, ngòi và có nhiều hồ tự nhiên lại nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nên rất thuận lợi cho việc phát triển thuỷ sản cả trên hai lĩnh vực đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản. Không phải bất cứ quốc gia nào cũng có được điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển thuỷ sản như Việt Nam. Trung bình cứ 100 km2 diện tích đất liền lại có 1km chiều dài bờ biển, đây là tỉ lệ rất cao trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ có bờ biển.


    Trứơc đây sản lượng ngành thuỷ sản chủ yếu dụa vào khai thác thuỷ hải sản nhưng trong nhưng năm gần đây thì sản lượng nuôi trồng đang vươn lên ngang tầm đảm bảo nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu.
    Từ đầu những năm 1980, ngành thuỷ sản đã đi đầu trong cả nước về mở rộng quan hệ thương mại sang những khu vực thị trường mới trên thế giới. Năm 1996, ngành thuỷ sản mới chỉ có quan hệ thương mại với 30 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Đến năm 2001, quan hệ này đã được mở rộng ra 60 nước và vùng lãnh thổ, năm 2003 là 75 nước và vùng lãnh thổ, đến năm 2007 là 130 quốc gia.


    Trong những năm gần đây, thuỷ sản đã đóng một vai trò quan trọng và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn chiếm 8,6% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước với tốc độ tăng trưởng cao, bình quân 18,4%/ năm, là một trong 4 ngành hàng có gía trị xuất khẩu hơn 3 tỷ USD và được Chính phủ khuyến khích đầu tư phát triển. Hiện nay Việt Nam đứng thứ 7 trên thế giới về xuất khẩu thuỷ sản và là một trong các cường quốc về thuỷ sản của thế giới
    2.Thực trạng ngành TS.


    Năm 2007, sản lượng thủy sản cả nước ước đạt 3,9 triệu tấn trong đó khai thác đạt 1,95 triệu tấn, nuôi trồng 1,95 triệu tấn, với kim ngạch xuất khẩu 3,75 tỷ USD, tăng 12% so với năm 2006 ,Việt Nam trở thành một trong 10 nước có giá trị xuất khẩu thuỷ sản hàng đầu thế giới. Việt Nam phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đạt mức 4,5 tỷ USD vào năm 2008.
    . Hàng thủy sản Việt Nam đã có mặt tại 130 quốc gia và vùng lãnh thổ. Sản phẩm xuất khẩu ngày càng đa dạng hơn về chủng loại, cơ cấu; ngoài sản phẩm đông lạnh còn có rất nhiều loại sản phẩm chế biến sẵn; mặt hàng chủ lực là tôm chỉ còn chiếm tỷ trọng gần 40%, nhường chỗ cho các sản phẩm cá da trơn và nhiều sản phẩm khác. Các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu chủ yếu vào thị trường Nhật, EU, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Ba Lan, Ukraina mang lại kim ngạch xuất khẩu lớn. Ngoài ra, ngành còn mở thêm được nhiều thị trường xuất khẩu mới như Thuỵ Điển, Hy Lạp


    Hiện nay, Liên minh châu Âu (EU) đang là khu vực nhập khẩu thuỷ sản lớn nhất của thế giới, năm 2006 EU (25 quốc gia) nhập khẩu khoảng 38,9 tỉ USD, tăng 10,7% so với năm 2005. Ba nhà cung cấp thuỷ sản lớn nhất của thị trường EU hiện nay là Nauy chiếm 9,57%, Trung Quốc chiếm 3,9%, Aixơlen chiếm gần 3,9% , Việt Nam chiếm 2,05%. Ngoài Mỹ, Marốc, Achentina là những đối thủ cạnh tranh khá lớn của Việt Nam tại thị trường này hiện nay.


    Sau năm đầu tiên Việt Nam gia nhập WTO, số lượng doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn xuất khẩu thủy sản vào những thị trường khó tính như EU, Mỹ và Nhật Bản tăng gấp 2 lần so với trước. Trong năm 2007 có khoảng 1.200 doanh nghiệp được phép xuất khẩu sang: EU, Trung Quốc, Canada, Hàn Quốc .


    Các doanh nghiệp của Việt Nam đang được các nhà nhập khẩu EU đánh giá cao về chất lượng sản phẩm. Chỉ tính riêng 10 tháng đầu năm 2007, cá đông lạnh vẫn là mặt hàng thuỷ sản của Việt Nam được EU nhập khẩu lớn nhất. Lượng nhập khẩu đạt 166 nghìn tấn với kim ngạch đạt 477,5 triệu USD, tăng 41,4% về lượng và 41,9% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2006, chiếm 73,17% về lượng và 63,49% về kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam tới EU. Tiếp theo là tôm đông lạnh với lượng xuất khẩu đạt 17,6 nghìn tấn với trị giá đạt 133 triệu USD, giảm 2,1% về lượng và 1,24% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2006, chiếm 7,8% về lượng và 17,68% về kim ngạch. Mực đông lạnh chiếm 6,93% về lượng và 7,36% về kim ngạch, nghêu đông lạnh chiếm 3,04% về lượng và 2,03% về kim ngạch. Sau đó là bạch tuộc đông lạnh, chả cá, cá đóng hộp
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...