Báo Cáo Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần S.K.Y

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì các nhà quản trị cần phải quan tâm đến việc hoạch định và kiểm soát chi phí vì chi phí có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh. Kế toán chi phí – một bộ phận của hệ thống kế toán doanh nghiệp, đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin về chi phí, giúp cho nhà quản trị hoạch định, kiểm soát chi phí, ra quyết định trong kinh doanh và phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Vì thế kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một bộ phận không thể thiếu của mỗi doanh nghiệp.
    Giá thành sản phẩm với các chức năng vốn có đã trở thành chỉ tiêu kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng trong quản lý hiệu quả và chất lượng sản xuất kinh doanh. Có thể nói rằng giá thành sản phẩm là tấm gương phản chiếu toàn bộ các biện pháp kinh tế, tổ chức quản lý và kỹ thuật của doanh nghiệp đã và đang thực hiện trong quá trình sản xuất kinh doanh. Hạch toán giá thành liên quan đến hầu hết các yếu tố đầu vào và đầu ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. Do đó, việc hạch toán giá thành đòi hỏi phải chính xác, kịp thời, phù hợp với đặc điểm hình thành và phát sinh chi phí ở doanh nghiệp.
    Sự sống còn của các doanh nghiệp phụ thuộc vào các biện pháp tối ưu nhằm khai thác khả năng tiềm tàng của bản thân doanh nghiệp. Do đó, vấn đề bức xúc đặt ra hiện nay đối với các doanh nghiệp là làm sao với một số vốn hiện có mà doanh nghiệp có thể đầu tư, sản xuất kinh doanh các mặt hàng có chất lượng tốt, chi phí thấp, giá thành hạ mà vẫn đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng.
    Để đáp ứng được những đòi hỏi đó, không cách nào khác là doanh nghiệp phải thường xuyên đánh giá, kiểm tra tình hình tài chính, có phương pháp kế toán thích hợp để phản ánh được các số liệu, thông tin một cách chính xác, kịp thời, đầy đủ và trung thực nhất về thực trạng của doanh nghiệp để các nhà quản lý doanh nghiệp có những phương pháp can thiệp kịp thời, đồng thời đề ra các mục tiêu phát triển phù hợp với doanh nghiệp của mình.
    Trong thời gian ngắn thực tập tại Công ty Cổ phần S.K.Y em đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của các phòng ban trong công ty để có thể tìm hiểu mọi hoạt động thực tế của công ty sau đó tiến hành phân tích đánh giá các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
    Em xin chân thành cảm ơn!


    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    PHẦN I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SKY 3
    1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 3
    1.1. Quá trình hình thành 3
    1.2. Lịch sử phát triển 3
    1.3. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu 4
    PHẦN II TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN S.K.Y 6
    2.1. Tình hình cơ sở vật chất và lao động của Công ty 6
    2.1.1. Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật 6
    2.1.2. Tình hình lao động của công ty 7
    2.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 10
    PHẦN III CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY CỎ PHẦN
    S.K.Y 13
    3.1. Dây truyền sản xuất sản phẩm 13
    3.2. Đặc điểm công nghệ sản xuất 15
    PHẦN IV TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ KẾT CẤU SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN S.K.Y 16
    4.1. Tổ chức sản xuất 16
    4.2. Kết cấu sản xuất của doanh nghiệp 16
    PHẦN V CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ VÀ ĐIỀU HÀNH SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CP S.K.Y 18
    5.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty 18
    5.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty 22
    PHẦN VI KHẢO SÁT VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO, ĐẦU RA CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN S.K.Y 24
    7.1. Khảo sát và phân tích các yếu tố đầu vào 24
    7.2. Khảo sát và phân tích các yếu tố đầu ra 31
    PHẦN VII MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN S.K.Y 35
    7.1. Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp 35
    7.1.1. Môi trường vĩ mô 35
    7.1.2. Môi trường ngành 36
    PHẦN VIII THU HOẠCH CỦA SINH VIÊN QUA GIAI ĐOẠN THỰC TẬP 39
    8.1. Đánh giá chung về các mặt quản trị của doanh nghiệp 39
    8.1.1. Ưu điểm của từng mặt quản trị 39
    8.1.2. Hạn chế của từng mặt quản trị 41
    8.2. Mục đích nghiên cứu đề tài 43
    KẾT LUẬN 44
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...