Báo Cáo Báo cáo thực tập: Tác động của quá trình đô thị hóa đến kinh tế hộ gia đình

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    BÁO CÁO THỰC TẬP: TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA ĐẾN KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH


    MỞ ĐẦU



    I- LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI



    Xã hội chủ nghĩa là một hình thái kinh tế – xã hội cao nhất của lịch sử loài người. Sau khi thống nhất đất nước, Việt Nam định hướng theo con đường XHCN. Con đường đến XHCN còn rất gian nan, trải qua nhiều thời kì phát triển khác nhau, mỗi giai đoạn đó bao gồm nhiều bước đi. Việt Nam đang ở bước đi đầu tiên của thời kì đầu xây dựng cơ sở vật chất chuẩn bị cho CNXH. Trong đó, đô thị hoá nhằm phát triển kinh tế - chính trị - văn hoá - xã hội - giáo dục và nâng cao chất lượng sống của mọi người dân.


    Việt Nam so với các nước trong và ngoài khu vực có quá trình đô thị hoá khá chậm, do ảnh hưởng của chiến tranh kéo dài suốt mấy nghìn năm đã kìm hãm sự phát triển của đất nước. Tuy nhiên, trong suốt mấy chục năm (kể từ ngày thống nhất đất nước đến nay), quá trình đô thị hoá ở Việt Nam đã và đang diễn ra khá mạnh mẽ cả về bề rộng lẫn bề sâu, cả về qui mô lẫn chất lượng. Có những thành phố phát triển đô thị rất mạnh như: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh có tóc độ đô thị hoá cao nhất trong cả nước, Lạng Sơn cũng không nằm ngoài dòng chảy đó. Lạng Sơn là thành phố được Nhà nước ra quyết định chuyển từ tỉnh lên thành phố kể từ ngày 17/ 10/ 2002. Lạng Sơn nằm ở biên giới phía bắc của Việt Nam, có tầm quan trọng chiến lược. Để xây dựng một vùng biên giới mạnh về kinh tế-chính trị nhằm nâng cao đời sống dân cư và góp phần bảo vệ Tổ quốc, thì nhà nước phải đầu tư phát triển Lạng Sơn. Vì vậy, Lạng Sơn là một trong các tỉnh có sự chuyển biến về phát triển kinh tế kể từ sau khi Chính phủ ban hành chính sách mở cửa biên giới (1991), nhưng trên thực tế từ 1986 Lạng Sơn đã giao lưu buôn bán với Trung Quốc.


    Cuộc khảo sát tại 2 địa bàn như: Phường Hoàng Văn Thụ và xã Hoàng Đồng, thì sự khác biệt giữa tấc độ đô thị hoá là đáng kể. Phường Hoàng Văn Thụ có tấc độ đô thị hoá cao hơn hẳn xã Hoàng Đồng, còn xã Hoàng Đồng đang được đô thị hoá, đây là hai địa bàn nằm sát nhau và có sự ảnh hưởng lẫn nhau, và đó cũng là sự mở rộng địa bàn của tỉnh. Xã Hoàng Đồng là đơn vị hành chính nằm trong vùng qui hoạch tổng thể của Thành phố Lạng Sơn và được UBND tỉnh phê duyệt qui hoạch sử dụng đất đến năm 2010. Dựa trên qui hoạch chung của Thành phố và căn cứ vào nhu cầu phát triển kinh tế-văn hoá-xã hội của địa phương, ngày 27/ 01/ 2003 tại kì họp thứ VIII của HĐND Xã khoá 17 đã ra quyết định phê chuẩn qui hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai của xã Hoàng Đồng từ năm 2005-2010 (chương trình hành động của BCH Đảng Bộ xã Hoàng Đồng ngày 29/ 05/ 2003).


    Việc nghiên cứu đô thị hoá nhằm xem xét sự tác động hay ảnh hưởng của nó đến kinh tế hộ gia đình (ở xã Hoàng Đồng) như: sản xuất, việc làm, thu nhập có thay đổi như thế nào so với thời kì trước.


    Hơn nữa trong Xã hội học, việc nghiên cứu tác động của đô thị hoá đến kinh tế hộ gia đình chưa được nghiên cứu nhiều, lẽ ra phải được chú ý quan tâm hơn.


    Tất cả các lý do trên đã khiến người viết lựa chọn đề tài này để nghiên cứu.





    PHẦN III: KẾT LUẬN - KHUYẾN NGHỊ.





    1. Kết luận:


    Chính sách mở cửa vùng biên giới Lạng Sơn (1991) tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu thông thương với Trung Quốc - Một quốc gia nổi tiếng về tài buôn bán. Từ đó nhân dân Lạng Sơn nói chung cũng như nhân dân địa bàn nghiên cứu nói riêng có cơ hội giao lưu, học tập, tiếp thu những kinh nghiệm của người Trung Quốc; mặt khác, đời sống kinh tế hộ gia đình nhất là gia đình nông thôn cần được cải thiện và đã làm được điều đó. Cùng với sự nỗ lực của bản thân và chính sách về đô thị hoá của thành phố Lạng Sơn đang làm thay đổi bộ mặt nông thôn xã Hoàng Đồng.


    Quá trình này đã có tác động tích cực đến vùng nông thôn: Tạo cơ hội, cũng như động lực khá thuận lợi để chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp, kích thích tính năng động sáng tạo của người dân; thay đổi cơ cấu sản phẩm, tính chất sản xuất hàng hoá.


    Tuy nhiên quá trình này cũng tác động tiêu cực đến chức năng kinh tế hộ gia đình nông thôn đang đứng trước nguy cơ và có những nguy cơ bị giảm sút. Sự chênh lệch giữa thu nhập lao động nông nghiệp và phi nông nghiệp là tiềm ẩn nguy cơ phân tầng xã hội, nguy cơ thất nghiệp nếu quá trình đó là đô thị hoá giả tạo, nhêìu tệ nạn xã hội sẽ nảy sinh.


    2. Một số khuyến nghị.


    2.1. Đối với hộ gia đình:


    - Các hộ gia đình cần thay đổi nhận thức “Đô thị hoá là sự tất yếu”. Phát triển đô thị nhưng không có nghĩa là phủ định tất cả chức năng kinh tế hộ gia đình.


    - Các hộ gia đình cần duy trì tính đa dạng trong sự tồn tại của mô hình kinh tế hộ gia đình tại khu vực mới đô thị hoá.


    - Việc chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp cần phải cân nhắc và trù liệu chu đáo về bước đi, tốc độ thích hợp với cơ chế thị trường và các hộ gia đình không lên quá trông chờ vào việc sắp xếp việc làm của chính quyền địa phương mà cần phải có ý thức tự mình vươn lên.


    - Các hộ gia đình cần cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng khi sử dụng tiền đền bụ (nếu sau này hai bên thoả thuận được) đất nên chú ý đến vấn đề học nghề, chuyển đổi việc làm cho các thành viên trong gia đình.


    2.2. Đối với chính quyền các cấp.


    1) Cần nhấn mạnh đúng mức hơn đến khâu điều tra khảo sát xã hội học.


    2) Phải có sự chuẩn bị về mặt tư tưởng cho người dân khi quy hoạch và phát triển đô thị bằng cách tuyên truyền cho mọi người dân ược rõ mục đích đúng đắn về quy hoạch đất đai để họ có nhận thức, thái độ, hành vi đúng đắn.


    3) Nên xác lập một cách đúng mức cách tiếp cận có hệ thống hơn về sự tham gia của cộng đồng dân cư, mục tiêu vào các bước đi trong sự tiến bộ của chương trình nhất là bước giải toả, đền bù đất đai và tái lập cư của người dân bị mất đất, tránh nhìn giảm thiểu hậu quả về mặt xã hội.


    4) Nhà nước và Chính phủ lên có sự hỗ trợ thích đáng trong vấn đề đền bù đất đai để họ có thể có cơ sở để chuyển hướng nghề nghiệp.


    5) Cần thiết phải triệt để tiết kiệm sử dụng đất nông nghiệp bằng cách có sự quy hoạch đất đai đúng mức lập dự án kế hoạch cụ thể để hạn chế bớt việc thu hẹp nhanh chóng diện tích đất canh tác.


    6) Các cấp lãnh đạo cần có sự kết hợp để hỗ trợ người dân trong chuyển đổi nghề nghiệp: đào tạo và bố trí nghề nghiệp cho thanh niên, phụ nữ . mất đất làm ăn bằng cách ban hành những chính sách nhằm thu hút các công ty trách nhiệm hữu hạn, liên doanh, các tổ chức sản xuất nhỏ để thu hút lao động giải quyết việc làm cho nông dân; hỗ trợ về vốn, giống, trang thiết bị .
     
Đang tải...