Báo Cáo Báo cáo thực tập phát triển cộng đồng : Đường bê tông liên thôn, bản tại Bản Na - xã Hữu Lập - huyện

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU

    Công tác xã hội là một ngành nghề chuyên môn cụ thể thuộc hệ thống an sinh. Công tác xã hội là một nghề rất phát triển trên thế giới, nhưng với Việt Nam công tác xã hội là một nghề còn rất non trẻ và bắt đầu có những bước đi đầu tiên. Để đáp ứng được những nhu cầu hiện nay của xã hội, ngành công tác xã hội đang dần được đưa vào giảng dạy tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp trên toàn quốc.
    Học viện TTN Việt Nam cũng là một trong những trường nằm trong hệ thống đào tạo chuyên ngành công tác xã hội. Chúng em là những thế hệ tiếp theo đang học chuyên ngành công tác xã hội của nhà trường.
    Trong quá trình học tập chúng em đã tự trả lời đựoc cho mình những câu hỏi mà trước khi vào trường còn nhiều băn khoăn. Công tác xã hội là gì? Công tác xã hội là một ngành nghề chuyên nghiệp nhằm giúp đỡ những cá nhân, cộng đồng có hoàn cảnh khó khăn vươn lên chính bản thân mình hoà nhập với cộng đồng và phát triển. Cũng như các ngành khoa học xã hội khác, mối quan tâm hàng đầu là nhóm người yếu thế, điều đó đòi hỏi phải có những phương pháp tiếp cận đặc biệt, trong đó có phương pháp phát triển cộng đồng là một trong những phương pháp đặc trưng của công tác xã hội. Để hiệu rõ hơn về những phương pháp này nhà trường đã tạo điều kiện cho em có đợt thực tập tại xã Hữu Lập thuộc huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An, với thời gian thực tập là 5 tuần, bắt đầu từ ngày 06/02 đến ngày 09/03 năm 2012.
    Trong quá trình thực tập tại cộng đồng em đã tiếp cận với những điều không còn trên sách vở nữa với dự án “Đường bê tông liên thôn, bản tại Bản Na - xã Hữu Lập - huyện Kỳ Sơn - tỉnh Nghệ An.
    Trước khi đi thực tập chúng em là học viên lớp CTXH-K2 đã được các thầy cô trong trường hướng dẫn chỉ đạo quan tâm nhắc nhở, đặc biệt là các thầy cô trong khoa CTXH, hơn nữa là sự giúp đỡ chuyên môn tận tình của thầy giáo Nguyễn Trọng Tiến _ Trưởng khoa, sự giúp đỡ dẫn dắt của cô giáo Nguyễn Thị Bình chủ nhiệm lớp K2 và tập thể giúp đỡ em trongquá trình chuẩn bị giai đoạn thực tập tại Học Viện.
    Khi bắt đầu về thực tập tại quê hương _ nơi em đã sinh ra và lớn lên là Bản Na, xã Hữu Lập em đã được sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè, đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình và chỉ đạo hướng dẫn của các bác, các chú, anh, chị làm việc tại UBND xã Hữu Lập.Cùng với quá trình hướng dẫn phân công công việc của chị Lương Thị Hồng _ chánh văn phòng UBND xã Hữu Lập.
    Qua đợt thực tập em đã học hỏi thêm được rất nhiều kinh nghiệm trong công việc cũng như trong cuộc sống, để lại cho em nhiều bài học quý báu.
    Em xin chân thành cảm ơn nhà trường, các thầy côgiáo đã tạo điều kiện cho chúng em có đợt thực tập này. Em xin chân thành cảm ơn chính quyền địa phương xã Hữu Lập đã giúp em hoàn thành tốt công việc được giao.
    Bài viết của em gồm 4 phần.
    - Phần I: Các thông tin chung về cộng đồng.
    - Phần II: Hoạt động trong cộng đồng.
    - Phần III: Những cảm nghĩ của sinh viên.
    - Phần IV: Những đề xuất kiến nghị đối với địa phương nơi hưởng thụ dự án.
    MỤC LỤC
    LỜI NÓI ĐẦU
    PHẦN I
    CÁC THÔNG TIN CHUNG VỀ CỘNG ĐỒNG
    I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ CÁC TIỀM NĂNG CỦA CỘNG ĐỒNG.
    II. CÁC YẾU TỐ VỀ DÂN SỐ, CƠ SỞ HẠ TẦNG, MÔI TRƯỜNG, CÁC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ VĂN HÓA.
    1.Dân số:
    2.Cơ sở hạ tầng.
    3. Môi trường.
    4.Các hoạt động kinh tế, văn hóa.
    4.1 Kinh tế.
    4.2.Văn hóa xã hội.
    5. Công tác văn hóa-thông tin-thể thao.
    5.1.Về văn hóa.
    5.2. Về công tác thông tin tuyên truyền.
    5.3. Về thể thao.
    6. Quốc phòng-an ninh.
    6.1: Quốc phòng.
    6.2: An ninh.
    IV. CÁC TỔ CHỨC TRONG CỘNG ĐỒNG VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC TỔ CHỨC CŨNG NHƯ VIỆC THỰC HIỆN CÁC CHỨC NĂNG CỦA NÓ TRONG CỘNG ĐỒNG.
    1.Hệ thống chính trị và các ban ngành đoàn thể của xã Hữu Lập-huyện Kỳ Sơn-tỉnh Nghệ An.
    2. Mối quan hệ giữa các tổ chức cũng như việc thực hiện các chức năng của nó trong cộng đồng.
    V. CÁC DỰ ÁN PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG ĐÃ ĐƯỢC THỰC HIỆN TẠI ĐỊA PHƯƠNG.
    PHẦN II
    HOẠT ĐỘNG TRONG DỰ ÁN
    I. CÁC THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN.
    II. CÔNG VIỆC SINH VIÊN THAM GIA (trong thời gian 5 tuần).
    1. Công việc được giao.
    2. Mức độ hoàn thành công việc.
    PHẦN III
    NHỮNG CẢM NGHĨ CỦA SINH VIÊN
    1. Những cảm nhận về quá trình làm việc tại cộng đồng.
    2. Những điều đã học qua những việc đã thực hiện tại quê hương.
    3. Trong quá trình thực tập so với lý thuyết thì thực hành em gặp một số khó khăn:
    4. Những công việc đã làm cho cộng đồng thực tập.
    5. Những đánh giá về tính hiểu quả của dự án.
    6. Nếu tiếp tục làm việc tại dự án, tôi sẽ có những giải pháp cải tiến công việc được giao như sau.
    PHẦN IV
    NHỮNG ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI ĐỊA PHƯƠNG NƠI HƯỞNG THỤ DỰ ÁN
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...