Báo Cáo Báo cáo thực tập: Nhu cầu quan hệ của người già cô đơn, không nơi nương tựa tại Trung tâm bảo trợ xã

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tình cảm là nhu cầu không thể thiếu đối với mỗi con người, đó càng là một nhu cầu cần thiết đối với người già cô đơn, không nơi nương tựa đang được nuôi dưỡng tại các Trung tâm bảo trợ xã hội. Người già cô đơn tại Trung tâm bảo trợ xã hội IV, Ba Vì – Hà Nội, là nhóm đối tượng được thu nhận và nuôi dưỡng trong Trung tâm, sống cách biệt về địa lý với gia đình, người thân và thế giới bên ngoài. Do đó, người già ở đây thường hạn chế về các mối quan hệ xã hội bên ngoài kèm theo đó là thiếu thốn về nhu cầu quan hệ tình cảm khi sống trong môi trường nuôi dưỡng của Trung tâm. Bên cạnh đó, mỗi con người sống trong môi trường nhất định thì luôn có những mối quan hệ tác động qua lại với môi trường xung quanh, có mối quan hệ với con người xung quanh, nhờ đó mà loài người đã tạo ra xã hội của mình. Người già cô đơn, không nơi nương tựa sống trong Trung tâm cũng không nằm ngoài quy luật đó. Họ cần có mối quan hệ tình cảm với con người và môi trường xung quanh mình.

    Được nuôi dưỡng tập trung, người già cô đơn trong Trung tâm luôn có những mối quan hệ tình cảm gắn bó với Trung tâm, với cán bộ nhân viên cơ sở và những người cùng môi trường chung sống. Đặc biệt, ở người già xuất hiện những mối quan hệ tình cảm khác giới đặc biệt. Tuy nhiên, những mối quan hệ tình cảm này không phải lúc nào cũng mang tính bền vững mà thường rất phức tạp và có thể để lại nhiều hệ quả khó lường. Do vậy, bên cạnh việc đáp ứng những nhu cầu về quan hệ tình cảm cho người già cần quan tâm ngăn chặn và giải quyết những hệ quả từ các mối quan hệ tình cảm khác giới này.

    Đối với vấn đề đáp ứng nhu cầu quan hệ tình cảm cho người già cô đơn tại các Trung tâm bảo trợ xã hội cần có sự phối kết hợp, giúp đỡ từ nhiều phía như gia đình, người thân, chính quyền địa phương, Trung tâm nuôi dưỡng giáo dục và đặc biệt cần đến sự hỗ trợ của đội ngũ nhân viên công tác xã hội. Thực tế, hiện tại Trung tâm chưa có một nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp nào làm việc và hỗ trợ trong lĩnh vực này. Đặc biệt, Trung tâm bảo trợ xã hội là nơi đảm nhiệm rất nhiều nhiệm vụ như: tiếp nhận, quản lý, nuôi dưỡng, giáo dục, hoàn trả các đối tượng xã hội về gia đình và địa phương, đối với tất cả các loại đối tượng xã hội gồm người già, trẻ em, người tàn tật. Do đó, Trung tâm chưa thể tập trung quan tâm đến một lĩnh vực cụ thể của các đối tượng xã hội, nhất là việc đáp ứng nhu cầu quan hệ tình cảm của người già cô đơn, không nơi nương tựa. Hiện nay, chính sách nhà nước mới chỉ dừng lại ở việc đáp ứng nhu cầu về cơ sở vật chất, nuôi dưỡng về mặt vật chất mà chưa quan tâm đến việc đáp ứng các nhu cầu xã hội khác đối với những đối tượng xã hội được nuôi dưỡng tại các Trung tâm bảo trợ xã hội. Điều này cho thấy, vấn đề đáp ứng nhu cầu tinh thần và quan hệ tình cảm cho người già cô đơn, không nơi nương tựa cần có sự quan tâm của Nhà nước, Trung tâm nuôi dưỡng, các tổ chức xã hội, cá nhân và đặc biệt cần đến sự hỗ trợ của đội ngũ nhân viên công tác xã hội.

    Vì vậy, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu “Nhu cầu quan hệ của người già cô đơn, không nơi nương tựa tại Trung tâm bảo trợ xã hội và vai trò can thiệp của Nhân viên công tác xã hội” với mong muốn đi sâu tìm hiểu về nhu cầu quan hệ của người già cô đơn, đặc biệt là nhu cầu quan hệ về mặt tình cảm; tìm ra những trở ngại và khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu quan hệ của người già. Đồng thời, tìm hiểu vai trò của Nhân viên công tác xã hội trong hỗ trợ việc đáp ứng nhu cầu quan hệ cho người già cô đơn, không nơi nương tựa tại các Trung tâm bảo trợ xã hội.


    MỤC LỤC

    Phần I. MỞ ĐẦU . 4

    1. Tính cấp thiết của đề tài 4

    2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của nghiên cứu . 6

    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu . . 6

    4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 7

    5. Phương pháp nghiên cứu 8

    6. Giả thuyết nghiên cứu .11

    Phần II. NỘI DUNG .13

    Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn 13

    1. Cơ sở lý luận .13

    1.1. Lý thuyết vận dụng . 13

    1.2. Khái niệm công cụ . 14

    2. Cơ sở thực tiễn .15

    2.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 15

    2.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu .16

    Chương II: Nội dung và kết quả nghiên cứu . .22

    I. Nhu cầu về quan hệ của người già cô đơn, không nơi nương tựa tại Trung tâm bảo trợ xã hội là một vấn đề cần được xã hội, Trung tâm và các tổ chức quan tâm, đáp ứng . 22

    1. Nhu cầu quan hệ chung 22

    2. Nhu cầu quan hệ tình cảm khác giới .25

    II. Thực trạng các mối quan hệ của người già cô đơn, không nơi nương tựa tại Trung tâm bảo trợ xã hội IV, Ba Vì – Hà Nội . 26

    1. Các mối quan hệ tình cảm của người già cô đơn tại Trung tâm .26

    2. Rào cản và hệ quả từ những mối quan hệ tình cảm của người già .32

    III. Vai trò can thiệp trợ giúp của Nhân viên công tác xã hội .34

    1. Những kinh nghiệm về đáp ứng nhu cầu quan hệ cho người già cô đơn tại Trung tâm 34

    2. Vai trò của Nhân viên công tác xã hội 35

    2.1. Vai trò can thiệp, trợ giúp trực tiếp . 35

    2.2. Vai trò tác động và hoàn thiện chính sách xã hội .36

    IV. Trường hợp điển cứu 37

    1. Giới thiệu trường hợp .37

    2. Tiếp cận trường hợp dưới phương pháp CTXH cá nhân .38

    Chương III. Lượng giá kết quả và những bài học kinh nghiệm .43

    1.Lượng giá kết quả thực tập .43

    2.Những bài học kinh nghiệm 44

    Phần III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 45

    1. Kết luận 45

    2. Khuyến nghị .45

    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .47

    PHỤ LỤC .48


    Báo cáo này gồm 60 trang
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...