Báo Cáo Báo cáo thực tập Khách sạn Kim Liên

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Báo cáo thực tập Khách sạn Kim Liên

    1. Tính cấp thiết của đề tài.
    Trong quá trình hội nhập và phát triển hiện nay, với sự mở cửa thị trường và các chính sách khuyến khích của nhà nước rất nhiều doanh nghiệp cả của nhà nước và tư nhân không ngừng phát huy khả năng và thế mạnh của mình để dần chiếm lĩnh thị trường của mình. Có thể nhận thấy rằng, từ khi nhà nước chuyển xang cơ chế thị trường và hội nhập với các tổ chức quốc tế như: ASEAN, APTA, WTO đặc biệt là cho đến năm 2003 nhà nước đã chính thức cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước thì cuộc cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường càng trở lên sôi động. Trên tất cả các lĩnh vực không chỉ trong một số ngành nghề mà nó đã được mở rộng, đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ du lịch. Càng ngày, càng có nhiều doanh nghiệp tư nhân đang chính tỏ cho mọi người thấy năng lực thực tế của mình và khẳng định bản lĩnh trên thị trường. Một điều không thể phủ nhận mà các nhà kinh tế đã dự báo cho Việt Nam đó là Việt Nam đang trở thành thị trường tiềm năng lớn cho các nhà đầu tư nước ngoài và còn là một trong những mục tiêu chiến lược của các tập đoàn lớn đang muốn mở rộng thị trường vượt khỏi thị trường quen thuộc của mình. Đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ, du lịch đang được chú ý tới bởi đây chính là ngành công nghiệp không khói mà lại mang lại lợi nhuận cao không thua kém gì các ngành công nghiệp lớn đã có từ lâu đời. Những con số mới là những đánh giá chính thức cho câu nói trên. Theo số liêụ thống kê của Việt Nam thì từ khi chuyển xang cơ chế thị trường cơ cấu ngành thay đổi rõ rệt không còn tập trung nhiều trong lĩnh vực công nghiệp nặng nữa. Năm 2000 ở khu vực 1( nông- lâm-ngư): 62%, khu vực 2( công nghiệp xây dựng): 14%, khu vực 3( dịch vụ): 24%. Năm 2001 con số này đã có sự thay đổi, ở khu vực 3: 25,05% và con số này ngày càng thay đổi đến năm 2003 là 29.3%. Một minh chứng khác có thể chứng minh rõ rệt về hiệu quả nổi bật của ngành dịch vụ đó là nước Singapo ở khu vực 3 là 66%( số liệu thống kê năm 2000). Do đó định hướng phát triển các ngành kinh tế của Đảng và nhà nước ta trong giai đoạn 2000 – 2010 đã khẳng định “ Phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, nâng cao chất lượng và hiệu quả trên cơ sở khai thác các lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái và các truyền thống lịch sử sẵn có cộng với tính chịu khó thông minh vốn có của người Việt Nam”. Du lịch được xác định là “ngành công nghiệp không khói” hoặc “con gà đẻ trứng vàng”. Vì thế đây là ngành kinh tế mũi nhọn và là ngành kinh doanh mang lại nhiều lợi nhuận cao nhất trong các ngành kinh tế. Hoạt động kinh doanh trong khách sạn và du lịch là hoạt động kinh doanh tổng hợp gồm nhiều dịch vụ cao cấp như: lưu trú, ăn uống,vui chơi giải trí nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu của khách du lịch. Ngày nay, chất lượng phục vụ không chỉ là yếu tố thu hút khách nâng cao chất uy tín của cơ sở doanh nghiệp và đất nước mà còn là vũ khí mạnh trong cuộc cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch tư nhân với các doanh nghiệp quốc doanh. Điều đó ngày càng khẳng định lại rằng thị trường du lịch – khách sạn ở Việt Nam đang thực sự sôi động với sự rượt đuổi không ngừng về nguồn khách cũng như uy tín và thị phần của mình trên thị trường. Vì thế đây đã trở thành một bài toán khó cho các nhà quản lý, song điều kiện để quyết định sự thành công cho khách sạn đó là các dịch vụ cung ứng cho khách du lịch thông qua quá trình phục vụ của người phục vụ. Năng lực cộng với lòng nhiệt tình yêu nghề của các nhà kinh doanh sẽ tạo lên sự thành công cho chính họ.

    2. Mục tiêu, giới hạn nghiên cứu.
    2.1. Mục tiêu.
    Đánh giá tiềm năng và thực trạng kinh doanh của khách sạn Bảo Sơn, đồng thời trên cơ sở nguồn lực và những thành tựu mà khách sạn đã đạt đựơc có thể giới thiệu và quảng bá rộng rãi hơn về doanh nghiệp nhằm không ngừng nâng cao uy tín và chất lượng phục vụ cho bạn bè và giới kinh doanh biết đến.
    2.2. Giới hạn nghiên cứu.
    Báo cáo này chỉ mới tập trung nghiên cứu trên cơ sở khái quát chung về doanh nghiệp vẫn chưa thực sự đi sâu. Vì lý do khách quan báo cáo này chỉ có thể nhận xét một cách chung nhất về lĩnh vực kinh doanh và với lượng thông tin không thực sự hoàn chỉnh lên có nhiều thiếu sót cần có sự góp ý kiến của các thầy cô để bài viết này thực sự là có hiệu quả nhất.

    3. Phương pháp nghiên cứu.
    * Phương pháp tiếp cận và phát triển hệ thống:
    Việc sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống cho phép ta tìm kiếm và nêu nên các mô hình của đối tượng nghiên cứu, thu thập, phát triển thông tin ban đầu, vạch ra chỉ tiêu, định hướng thích hợp của lĩnh vực kinh doanh và địa bàn kinh doanh. Các đối tác cũng như thị trường khách cả trong nước và nước ngoài.
    * Phương pháp dự báo:
    Một trong những mục đích của đề tài là từ việc đánh giá đúng tiềm năng kinh doanh của doanh nghiệp mình để từ đó có thể đưa ra các định hướng và dự báo về việc phát triển và mở rộng thêm các lĩnh vực kinh doanh mới trong thời gian tới . Song với các số liệu lấy được chưa thực sự là những con số sát thực với thực tế, do đó các dự báo có thể chỉ là đánh giá khách quan chưa thực sự chuẩn xác.
     
Đang tải...