Báo Cáo Báo cáo thực tập: Hoạt động của VNPT Thừa Thiên Huế

Thảo luận trong 'Điện - Điện Tử' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 20/4/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    Chương 1: TỔNG QUAN MẠNG VIỄN THÔNG VNPT THỪA THIÊN HUẾ 1
    1.1 Tổng quan mạng viễn thông VNPT Thừa Thiên Huế: 1
    1.2 Mạng truyền dẫn: 1
    1.3 Mạng chuyển mạch. 3
    1.4 Những thuận lợi và thách thức. 8
    Chương 2: MẠNG TRUYỀN DẪN VNPT HUẾ 9
    2.1 Mạng viba: 9
    2.2 Mạng quang: 9
    2.2.1 Giới thiệu về thiết bị truyền dẫn FLX150/600 (FUJITSU): 14
    2.2.1 Một số tham số kỹ thuật 14
    2.2.2 Cấu trúc của thiết bị truyền dẫn FLX150/600 và một số chức năng: 14
    2.2.3 Cấu hình mạng vòng (Ring Network) dùng FLX150/600: 15
    2.2.4.Một số cảnh báo thông thường. 15
    Chương 3: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỔNG ĐÀI ALCATEL 1000E10 MM . 17
    3.1 Vai trò của Alcatel 1000E10 MM trong mạng viễn thông: 17
    3.2 Đặc tính kỹ thuật của tổng đài Alcatel 1000E10 MM: 18
    3.3 Cấu trúc của tổng đài Alcatel 1000E10: 19
    3.3.1 Cấu trúc phần cứng của tổng đài A1000 E10: 20
    3.3.2 Cấu trúc phần mềm của tổng đài A1000 E10: 21
    2.4. Các phân hệ của hệ thống chuyển mạch tổng đài ALCATEL E10 MM . 23
    2.4.1. OCB HC3.1. 23
    2.4.2. OCB HC3.2. 24
    2.4.3. OCB HC3.3. 24
    2.4.4. OCB HC3.4. 24
    2.5. Những thay đổi của tổng đài A 1000E10 MM so với A1000E10. 25
    3.5.1. Trạm SMB 26
    3.5.2. Ma Trận chuyển mạch ATM : RCH 31
    3.5.3. Trạm khai thác bảo dưỡng SMM . 34
    3.5.4. Trạm SMB_A 37
    3.5.5. Trạm đồng bộ và phân phối đồng hồ STS (Time and Synchronization Station) 38
    3.5.6. Khối truy nhập thuê bao CSN (Subscriber Access Unit) 38
    3.5.7. Trạm vận hành bảo dưỡng SML. 41
    3.5.8. Mạch vòng thông tin Ethernet LAN 42
    3.5.9. Các thay đổi về phần mềm và lệnh khai thác. 43
    Chương 4: THIẾT LẬP, XỬ LÝ CUỘC GỌI GIỮA HAI THUÊ BAO 45
    4.1. Thuê bao chủ gọi nhấc máy. 45
    4.2. Kiểm tra loại của thuê bao chủ gọi 46
    4.3. Kết nối âm hiệu mời quay số và chấp nhận cuộc gọi 46
    4.4. Nhận con số quay đầu tiên. 46
    4.5. Kiểm tra trạng thái thuê bao bị gọi 46
    4.6. Gởi hồi âm chuông (Ringing Tone) đến thuê bao chủ gọi và chờ thuê bao bị gọi nhấc máy 46
    [​IMG]4.7 .Thuê bao bị gọi nhấc máy. 47
    4.8. Kết nối thuê bao gọi và bị gọi 47
    4.9. Giải phóng. 47
    [​IMG]

    Chương 1: TỔNG QUAN MẠNG VIỄN THÔNG VNPT THỪA THIÊN HUẾ1.1 Tổng quan mạng viễn thông VNPT Thừa Thiên Huế:Với địa hình khá đa dạng có cả nông thôn, trung du, miền biển và miền núi, mạng viễn thông tỉnh Thừa Thiên Huế cũng vì thế mà rất đa dạng và phức tạp. Trong những năm gần đây tốc độ đô thị hoá diễn ra khá rầm rộ và rộng khắp đã đặt những nhà quản lý mạng viễn thông đứng trước những khó khăn nhất định đó là việc dự báo, qui hoạch mạng sao cho hợp lý và khoa học nhất.
    Do nhận định từ rất sớm về tình hình phát triển dịch vụ viễn thông trên địa bàn tỉnh trong tương lai là rất lớn nên lãnh đạo Viễn Thông tỉnh đã vạch ra được chiến lược phát triển mạng từ những năm đầu khi chuyển từ tổng đài cơ điện sang tổng đài điện tử số. Việc đầu tư lắp đặt tổng đài có dung lượng lớn, năng lực phục vụ tốt và đáp ứng nhiều loại hình dịch vụ có thể được xem là một thành công. Cho đến nay mạng chuyển mạch trên địa bàn thành phố khá đồng bộ và hoạt động ổn định với dung lượng máy hiện có trên mạng vào khoảng 130 ngàn thuê bao. Những xã vùng núi và trung du, miền biển được lắp đặt các thiết bị truy nhập thuê bao CSN,CNE, RLU, V5.2 kết nối về trung tâm bằng các phương thức truyền dẫn cáp quang hoặc viba đảm bảo thông tin liên lạc cho người dân dù ở nơi xa thành phố nhất, địa hình hiểm trở.

    1.2 Mạng truyền dẫn:Mạng truyền dẫn gồm 2 loại, mạng viba và mạng quang. Mạng viba dùng cho cấu hình điểm điểm, và được sử dụng cho các địa hình hiểm trở khó triển khai mạng có dây. Mạng quang tại Viễn Thông TT Huế chủ yếu được xây dựng theo cấu trúc mạng vòng (ring). Mạng dạng này, bố trí theo dạng xoay vòng, đường dây cáp được thiết kế làm thành một vòng khép kín, tín hiệu chạy quanh theo một chiều nào đó. Các nút truyền tín hiệu cho nhau mỗi thời điểm chỉ được một nút mà thôi. Dữ liệu truyền đi phải có kèm theo địa chỉ cụ thể của mỗi trạm tiếp nhận. Mạng dạng vòng có thuận lợi là có thể nới rộng ra xa, tổng đường dây cần thiết ít hơn so với dạng bus và hình sao. Đồng thời, tại một node, tín hiệu sẽ được truyền đi theo hai hướng đồng thời, tại node nhận sẽ phân tích chất lượng tín hiệu nhận được từ hai hướng để quyết định xem sẽ nhận tín hiệu nào; trường hợp bị đứt liên kết tại một vị trí nào đó thì sẽ không mất liên kết trên toàn mạng ring.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...