Báo Cáo Báo cáo thực tập - Giá trị của dân ca quan họ trong đời sống tinh thần của người Bắc Ninh

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Báo cáo thực tập - Giá trị của dân ca quan họ trong đời sống tinh thần của người Bắc Ninh


    Tài liệu gồm 27 trang
    1.Văn hoá_ con người Bắc Ninh.
    Về lịch sử phát triển văn hoá, kinh Bắc cũng là một vùng có những đặc điểm tương đối riêng và nổi bật. Khảo cổ học đã chứng minh kinh Bắc có sự tụ cư lần lượt cả nhiều luồng dân cư từ lâu đời, trong đó có yếu tố văn hoá Việt giữ vai trò chủ thể. Tiến trình phát triển văn hoá bản địa trên đất này không diễn ra êm ả, xuôi dòng mà đã đụng đầu trực diện với sự đồng hoá văn hoá gắn liền với mưu đồ sát nhập lãnh thổ của một kẻ thù mạnh, kẻ thắng trận và đô hộ quê hương này, đất nước này khi đứt khi nối hàng nghìn năm.Trong cuộc đụng đầu lịch sử hàng nghìn năm ấy, kết quả lịch sử đã chứng minh nền văn hoá bản địa trên quê hương này không những không bị đồng hoá, tiêu diệt mà ngược lại nền văn hoá ấy vẫn tiếp tục phát triển giá trị, bản sắc riêng để rồi khi đất nước độc lập vùng văn hoá dân gian xứ kinh Bắc lại trở thành vùng văn hoá nền tảng của văn hoá văn minh Thăng Long nước Đại Vệt thế kỷ XI. Cuộc thử thách lớn lao và kéo dài trong trận chiến giữ gìn phát triển giá trị, bản sắc văn hoá nghệ thuật quê hương đã có những cống hiến lơn lao trong công cuộc xây dựng văn hoá đất nước quê hương.
    Trong sinh hoạt văn hoá Quan họ thật sự tồn tại một tình người thắm thiết thuỷ chung. Cùng với sự bình đẳng tương thân tương ái, người Quan họ rất coi trọng người đi trước, các lớp Quan họ trước biết cách ứng xử có trên có dưới. Những việc làm, những lời răn bảo khuyên can, chỉ dẫn của người đi trước thường được tôn trọng. Sự có mặt của các Quan họ lớp trước trong mọi cuộc xum họp ca xướng Quan họ thường là niềm tự hào,niềm vui của Quan họ lớp trẻ. Bao giờ các bậc đi trước cũng được đối xử một cách quý trọng, chân thành. Mối quan hệ này liên quan đến sự bảo tồn và phát triển các thành tựu văn hoá nghệ thuật Quan họ nói chung, mầu sẵc phong cách đa dạng của mỗi làng nói riêng. Ngày xưa người vùng không có quan hệ đến với quan hệ thường có nhận xét: “Người Quan họ nói như có văn có sách”.Ngôn ngữ của Quan họ là ngôn ngữ giàu chất thi ca của ca dao tục ngữ, chuyện nôm nhất là truyện Kiều. Ngôn ngữ giáo tiếp Quan họ tuy mềm mại, khéo léo tinh tế nhiều khi bóng bẩy, lững lờ nhưng không gợi lên những ẩn ý dối trá, lừa lọc mà đậm đà tình người, sự tôn trọng giữa người với người luôn hướng tới sự giàu đẹp của ngôn ngữ. Vì vậy người Quan họ không thích, không chấp nhận sự thô kệch vụng về trong ngôn ngữ. Người Quan họ rất coi trọng sự lịch thiệp, thanh nhã trong mọi cử chỉ giao tiếp. Từ việc đỡ ô, đỡ nón khi đón bạn, nâng cơi trầu mời bạn, nâng chén nước chén rượu đến dáng đi dáng đứng thế ngồi, cái miệng, đôi mắt, tư thế khi chuyện trò cùng bạn gần như đều có chuẩn mực, thế này là phải, là duyên, thế kia là không phải, vô duyên. Một chùm hoa bưởi đặt trong cơi trầu, một nhành hoa sói cài lên mái tóc nép kín vào vành khăn, hoặc dấu trong khăn tay vốn là sự tinh tế của người Quan họ.
     
Đang tải...