Luận Văn Báo cáo thực tập công ty tư vấn môi trường Ngọc Tích Đồng Nai

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 17/6/13.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    #1 Quy Ẩn Giang Hồ, 17/6/13
    Last edited by a moderator: 17/6/13
    CHưƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NGỌC TÍCH ĐỒNG NAI 1.1 Lịch sử hình thành của ngành công nghiệp môi trường 1.1.1 Thực trạng ngành công nghiệp môi trường ở Việt Nam Ngành công nghiệp môi trường là ngành công nghiệp cung cấp các công nghệ, thiết bị, dịch vụ, sản phẩm môi trường phục vụ yêu cầu bảo vệ môi trường nhằm xử lý, kiểm soát ô nhiễm, khắc phục suy thoái, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm và cải thiện chất lượng môi trường Hiện nay, hoạt động môi trường của Việt Nam đang dần trở nên chuyên môn hoá sâu, mang tính công nghiệp với các doanh nghiệp chuyên sản xuất và cung ứng dịch vụ. Mặc dù, ngành công nghiệp môi trường ở Việt Nam chưa chính thức hình thành nhưng đã và đang có những đóng góp tích cực không chỉ cho bảo vệ môi trường mà còn hứa hẹn như một ngành kinh tế với nhiều tiềm năng phát triển. Với xuất phát điểm là các công ty vệ sinh (nay là Công ty Môi trường đô thị - URENCO). Đây là hệ thống các doanh nghiệp Nhà nước, có từ rất sớm hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ công chuyên thu gom, vận chuyển xử lý chất thải và vệ sinh đô thị. Đến nay, hệ thống các công ty môi trường đô thị đã phát triển ở hầu hết các tỉnh/thành trên cả nước. Hơn nữa, các lĩnh vực hoạt động môi trường hiện nay không ngừng được mở rộng không chỉ môi trường đô thị, mà còn phát triển rất nhanh sang khu vực doanh nghiệp, khu công nghiệp, kiểm soát ô nhiễm, tái chế và quản lý tài nguyên, sản xuất thiết bị, công nghệ. Vì vậy, ngoài các công ty môi trường đô thị còn có các doanh nghiệp tư nhân cả trong nước và nước ngoài với các hình thức liên doanh, liên kết. Có thể nói, ngành công nghiệp môi trường Việt Nam đã có những bước đi ban đầu nhưng sự phát triển của ngành công nghiệp này vẫn có nhiều trở ngại như: chưa hình thành cơ quan đầu mối phát triển công nghiệp môi trường, thị trường cho công nghệ và dịch vụ môi trường chưa phát triển; đội ngũ các nhà khoa học và công nghệ môi trường còn yếu và thiếu, đặc biệt là chuyên gia có trình độ cao, nhiều kinh nghiệm; uy tín của các nhà cung cấp công nghệ, thiết bị và dịch vụ trong nước chưa đủ thuyết phục; cơ chế, chính sách khuyến khích còn chưa rõ ràng và chưa đủ hấp dẫn để thu hút đầu tư và phát triển công nghiệp môi tường; nhận thức của người dân và doanh nghiệp về trách nhiệm bảo vệ môi trường chưa cao; hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường còn chưa đầy đủ, chưa đồng bộ, chế tài xử phạt chưa đủ mạnh 1.1.2 Các chính sách phát triển ngành công nghiệp môi trường hiện nay Viêt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc xây dựng khuôn khổ pháp lý phù hợp cho các hoạt động bảo vệ môi trường. Các quy định về đánh giá tác động môi trường, kiểm soát ô nhiễm, xử lý nước thải, quản lý chất thải rắn, chất thái nguy hại, kế hoạch xử lý triệt để cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng .v.v. ngày càng rõ và cụ thể hơn. Công tác kiểm tra, thành tra, xử lý vi phạm pháp luật kèm theo các chế tài hành chính, hình sự và các biện pháp bổ sung khác cũng ngày càng được quan tâm hơn. Việc thực hiện nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả” thông qua các quy định về thuế, phí, lệ phí môi trường như phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, chất thải rắn, khai thác khoáng sản, phí xăng dầu, v.v., cơ chế ký quỹ phục hồi môi trường, cơ chế bồi thường thiệt hại cũng dần hình thành và đi vào thực hiện:  Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 về nhiệm vụ bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là một trong những văn bản đầu tiên của Chính phủ về vấn đề bảo vệ môi trường, trong đó nêu rõ nhiệm vụ “Đẩy mạnh công tác xã hội hoá bảo vệ môi trường”. Trước đó, Chỉ thị số 36-CT/TW của BCH TW Đảng ngày 25/6/1998.  Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến 2020 đã nhấn mạnh “bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, là cấu phần không thể tách rời trong phát triển kinh tế- xã hội ở các cấp và các khu vực, và là nền tảng đảm bảo phát triển bền vững và thực hiện thành công công nghiệp hoá toàn quốc”.  Luật Bảo vệ môi trường 2005 nêu rõ: “Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân thành lập doanh nghiệp dịch vụ giữ gìn vệ sinh môi trường để thực hiện các hoạt động dịch vụ giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường thông qua hình thức đấu” (điều 116). Ngoài ra, Luật bảo vệ môi trường, tại điều 121, Luật quy định rõ Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương) có trách nhiệm chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh để chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan đối với lĩnh vực công nghiệp; xử lý các cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc thẩm quyền quản lý; chỉ đạo phát triển ngành công nghiệp môi trường .  Quyết định số 1030/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt đề án “Phát triển ngành công nghiệp môi trường Việt Nam” có mục tiêu tổng quát là phát triển ngành công nghiệp môi trường thành một ngành công nghiệp có khả năng cung cấp các công nghệ, thiết bị, dịch vụ, sản phẩm môi trường phục vụ yêu cầu bảo vệ môi trường nhằm xử lý, kiểm soát ô nhiễm, khắc phục suy thoái, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm và cải thiện chất lượng môi trường. Giai đoạn từ nay đến năm 2015 là giai đoạn xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp môi trường; phát triển các doanh nghiệp công nghiệp môi trường, các tổ chức nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng công nghệ môi trường đủ năng lực đáp ứng cơ bản nhiệm vụ bảo vệ môi trường, sử dụng bền vững tài nguyên; nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc phát triển ngành công nghiệp môi trường. Cũng theo Quyết định này, Nhà nước sẽ hỗ trợ qua tín dụng nhà nước để phát triển ngành công nghiệp môi trường và khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư phát triển ngành công nghiệp này. Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp môi trường được hưởng các chính sách ưu đãi cao nhất về đất đai, vốn, thuế theo quy định của pháp luật. Thu hút và có chính sách ưu đãi đối với chuyên gia nước ngoài, nhất là người Việt Nam ở nước ngoài tham gia vào việc phát triển ngành công nghiệp môi trường trong nước cùng với việc đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao năng lực ở trong nước và nước ngoài cho đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp môi trường. 1.1.3 Tiềm năng phát triển thị trường công nghiệp môi trường Theo kết quả điều tra khảo sát đánh giá về nhu cầu và năng lực phát triển ngành công nghiệp môi trường tại 20 tỉnh, thành trên cả nước của Bộ Công Thương, kết quả đánh giá sơ bộ ban đầu cho thấy thị trường cho ngành công nghiệp môi trường ở Việt Nam có tiềm năng tương đối lớn. Lượng chất thải rắn phát thải hiện nay khoảng 30 triệu tấn và mức tăng trưởng hàng năm khoảng 7%. ước tính nhu cầu thị trường cho lĩnh vực xử lý chất thải rắn hàng năm khoảng 2,340 tỷ đồng và dự báo đến năm 2010 đạt khoảng 3,900 tỷ. Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới, tiềm năng tái chế chất thải rắn công nghiệp cũng là rất cao, ở nhiều ngành tỷ lệ chất thải có khả năng tái chế đạt hơn 80%. Mỗi năm sẽ tiết kiệm được 54 tỷ đồng nếu mỗi cơ sở sản xuất của 6 ngành công nghiệp tái chế 50% lượng chất thải của cơ sở mình. Những tiềm năng khác về các lĩnh vực khác như phòng ngừa kiểm soát ô nhiễm, dịch vụ hỗ trợ kĩ thuật, tư vấn chuyển giao công nghệ; sản xuất thiết bị, vật tư, nguyên liệu và sản phẩm thân thiện môi trường cũng là rất lớn. Tuy nhiên, hiện nay năng lực các đơn vị cung cấp dịch vụ môi trường ở Việt Nam còn hạn chế, kinh nghiệm, tính chuyên môn hóa và chuyên nghiệp còn thấp. Chưa có các chính sách ưu đãi về đầu tư, hỗ trợ thuế, lãi suất. Hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh bằng vốn tự có, chưa có sự bảo lãnh của các cơ quan tài chính ngân hàng. Để phát triển ngành công nghiệp này, Việt Nam cần sớm xây dựng một hệ thống các cơ chế chính sách phù hợp nhằm tăng cường sự tham gia của doanh nghiệp, người dân đầu tư nhiều hơn nữa vào lĩnh vực xử lý môi trường; tạo môi trường kinh doanh bình đẳng giữa doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước, trong nước và quốc tế trong việc tham gia các dự án đấu thầu cung cấp công nghệ và thiết bị xử lý môi trường. Nhà nước cần đảm bảo cơ chế thu phí môi trường và thanh toán lại cho nhà đầu tư, điều này sẽ góp phần thu hút đáng kể lượng vốn đầu tư tư nhân (mà không cần phải dựa vào nguồn vốn vay ODA) vào lĩnh vực công nghệ và thiết bị xử lý môi trường. 1.2 Tổng quan về lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần Ngọc Tích Đồng Nai - Tên công ty: Công ty Cổ phần Ngọc Tích Đồng Nai - Trụ sở: 9/9A, KP 6, Phường Tam Hiệp, TP. Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai. - Điện thoại: 061. 3857551-552 Fax: 061. 3812167 - Email : [email protected] - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 4703000367, do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai cấp ngày 20/03/2007 và chứng nhận thay đổi lần thứ nhất ngày 17/11/2008. 1.2.1 Lĩnh vực hoạt động - Tư vấn lập dự án công trình nước mặt, nước ngầm và nước thải. - Dịch vụ tư vấn về môi trường: Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM); Lập báo cáo giám sát môi trường; Lập đề án và báo cáo khai thác nước mặt, nước ngầm; Lập đề án và báo cáo xả nước thải vào nguồn nước. - Xây dựng công trình cấp thoát nước, xử lý nước thải. - Phân tích thành phần hóa lý, vi sinh và môi trường; Nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ vào cuộc sống. 1.2.2 Quy định trong lao động  Nhiệm vụ: Mang đến cho khách hàng những dịch vụ tư vấn và dịch vụ kỹ thuật môi trường đúng theo yêu cầu với mức chi phí hợp lý.  Phương châm: Hướng tới khách hàng bằng sự tận tụy và chuyên nghiệp.  Con người: Để cung cấp các dịch vụ chất lượng cao cho khách hàng, Công ty Ngọc Tích Đồng Nai chú trọng xây dựng nguồn nhân lực có phẩm chất và năng lực chuyên môn cao. Thông qua tuyển dụng những chuyên viên đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý và kỹ thuật môi trường kết hợp với chính sách khuyến khích đào tạo, chúng tôi đã phát triển được đội ngũ quản lý và kỹ thuật năng động, chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, chúng tôi hợp tác chặt chẽ với các chuyên gia hàng đầu, các Viện khoa học của Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ và môi trường để cung cấp các dịch vụ và giải pháp môi trường hiệu quả nhất cho khách hàng. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật của Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 68/2006/QH 11 ngày 29 tháng 6 năm 2006. [2] Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2006. [3] Luật hóa chất số 06/2007/QH12 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 21/11/2007, có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2008. [4] Luật Bảo Vệ Môi Trường năm 2005 được Quốc hội Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005 tại kỳ họp thứ 8, khoá XI và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 07 năm 2006. [5] Luật Tài nguyên nước được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 20/05/1998 và chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam ký lệnh công bố ngày 01/06/1998. [6] QCVN 05:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh. [7] QCVN 19:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ. [8] QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn. [9] QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt. [10] QCVN 24:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp. [11] QCVN 03:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất. [12] QCVN 08:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. [13] QCVN 09:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm. [14] Tiêu chuẩn Vệ sinh lao động ban hành kèm theo Quyết định số 3733/2002/QĐ- BYT ngày 10/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế. [15] Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/04/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại. [16] Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/07/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định một số điều của nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/04/2011 của chính phủ quy định về Đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường. [17] Thông tư số 16/2009/TT-BTNMT ngày 07/10/2009 của Bộ TNMT quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. [18] Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16/11/2009 của của Bộ TNMT quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. Luận văn dài 31 trang ,chia làm 3 chương
     
Đang tải...