Báo Cáo Báo cáo thực tập công ty cổ phần Dầu thực vật Tân Bình (Có Cad)

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu


    Từ xa xưa, con người đã biết sử dụng những quả hạt có dầu và mỡ động vật để phục vụ cho nhu cầu con người. Ban đầu người ta thu lấy dầu mỡ bằng các phương pháp thô sơ
    Ngày nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ thì việc trích chiết và tinh chế dầu mỡ cũng dần được cải tiến. Ngày càng cho ra nhiều loại sản phẩm có giá tri dinh dưỡng và có tính kinh tế cao, nhằm dáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người.
    Ngành công nghiệp thai thác và chế biến dầu mỡ phát triển kéo theo sự phát triển của các ngành công nghiệp khác như ngành công nghiệp sản xuất: chất giặt và tẩy rửa, ngành sản xuất thực phẩm, ngành dược, . Cho nên, trong thời đại công nghiệp hoá và hiện đại hoá hiện nay thì các thiết bị dùng khai thác và tinh chế các sản phẩm đầu mỡ cũng đã có nhiều cải tiến.
    Qua một thời gian tìm hiểu và học tập thực tế tại DNTN SX-TM Tuấn Thành, thì em cũng đã tìm hiểu được phần nào về các thiết bị cũng như công nghệ của ngành tinh luyện và chế biến dầu mỡ. Hiện nay, nhà máy cũng đã có nhiều cải tiến từ dây chuyền sản xuất gián đoạn cho năng suất thấp và chất lượng sản phẩm không cao, nhà máy đã nghiên cứu và đưa vào sử dụng dây chuyền sản xuất liên tục, cho năng suất cao và chất lượng sản phẩm đáp ứng đươc yêu cầu của thị trường. Hạn chế được sự tiêu hao trong quá trình sản xuất


    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ SẢN XUẤT

    1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp:
    Tên doanh nghiệp: Doanh Nghiệp Tư Nhân Sản Xuất Thương Mại Tuấn Thành
    Địa chỉ: số 291/5 Luỹ Bán Bích – P.Hòa Thạnh – Q. Tân Phú – Tp,HCM
    Năm 2001 doanh nghiệp được thành lập với tên “Doanh ngiệp tư nhân Sản xuất Thương mại Tuấn Thành”.
    Từ năm 2004: doanh nghiệp dời về
    Thời gian đầu mới thành lập, sản phẩm chính của doanh nghiệp là hóa chất và nguyên liệu hồ sợi chủ yếu cung cấp cho các nhà máy dệt.
    Trong những năm gần đây, do nhu cầu của thị trường doanh nghiệp mở rộng sản xuất thêm dầu, mỡ tinh luyện. Hiện nay chủ yếu sản xuất mỡ bò, mỡ cá tinh luyện. Các sản phẩm này doanh nghiệp cung cấp cho các nhà máy thực phẩm, nhà máy chế biến thức ăn gia súc

    Chủ doanh nghiệp: Bà Diệc Kiến: là người có vai trò lãnh đạo doanh nghiệp, năm bắt toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
    Thủ quỹ: là người quản lý tài chính của doanh nghiệp, phụ trách tiền lương cho nhân viên
    Kế toán: Chịu trách nhiệm sổ sách cho doanh nghiệp, phụ trách về thuế và các bản báo cáo xuất nhập hàng hoá của doanh nghiệp
    Quản lý sản xuất: Là người chịu trách nhiệm chung về điều hành hoạt động sản xuất của nhà máy và đồng thời quản lý, bố trí công việc cho công nhân.
    Nhân viên KCS: Chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng nguyên liệu cho quá trình sản xuất và chất lượng của sản phẩm.
    Kỹ Thuật: là người chịu trách nhiệm về các quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm của nhà máy
    Công nhân: Là người tham gia trực tiếp trong quá trình sản xuất và vận hành thiết bị sản xuất.
    b. Sơ đồ mặt bằng nhà máy

    1.3. Các sản phẩm của doanh nghiệp.
    Trước đây, doanh nghiệp chuyên sản xuất, tinh luyện dầu thực vật, nhiều nhất là dầu cọ và dầu cải. Hiện nay sản phẩm chính của doanh nghiệp là mỡ bò và mỡ cá tinh luyện.
    Mức độ sản xuất của doanh nghiệp nhỏ, mang tính thủ công nên sản phẩm ra thị trường chưa có thương hiệu. Các sản phẩm của doanh nghiệp chủ yếu cung cấp cho các nhà máy sản xuất mì ăn liền, bánh kẹo, các nhà máy chế biến thức ăn gia súc

    1.4. An toàn lao động và phòng cháy chữa cháy
    a. An toàn trong sản xuất:
    Các tủ cầu dao điện, hộp điện luôn phải được kiểm tra và đóng kín.
    Khi mở các cầu dao, các công tắc điện phải chú ý cách điện tốt, mang giày, găng tay khô . Mọi việc sửa chữa, vệ sinh thiết bị đều phải ngắt điện trước khi tiến hành thực hiện, khi có sự cố về thiết bị điện công nhân phải báo ngay cho tổ điện, không được tự ý sửa chữa
    Phải sử dụng các dụng cụ bảo hộ lao động trong quá trình sản xuất vào pha chế các hoá chất
    Trước khi khởi độâng dây chuyền sản xuất phải ra hiệu lệnh cho công nhân toàn bộ dây chuyền và người ở gần dây chuyền biết, nhằm tránh các rủ ro đáng tiết xảy ra. Phải kiểm tra toàn bộ thiết bị máy móc trước khi vận hành. Phải nắm vững nguyên tắc hoạt động của thiết bị áp suất và thiết bị cấp hơi. Thường xuyên kiểm tra lò hơi, ống hơi, nước cấp cho lò hơi và kịp thời khắc phục các sự cố rò rỉ đường ống
    Không cho người lạ hay người không phận sự vào khu vực nhà xưởng để đảm bảo an toàn
    Không được hút thuốc, mang theo vật dễ cháy nổ vào khu vực nhà xưởng. Nhà máy phải được trang bị đầy đủ các thiết bị về an toàn phòng cháy chữa cháy và được đặt ở những nơi mọi người dễ nhìn thấy hoặc những nơi có nhiều vật dễ cháy. Nhân viên nhà máy phải được huấn luyện về an toàn phòng cháy chữa cháy.
    Nhân viên phải luôn tuân thủ nội quy của nhà máy và nội quy về an toàn sản xuất, nhằm đảm bảo cho nhân viên và nhà máy hoạt động an toàn.
    b. Phòng cháy chữa cháy:
    Không được hút thuốc, không được mang theo những vật dễ gây cháy nổ vào nhà xưởng.
    Những vật dụngï có khả năng cháy nổ cao thì phải được đặt trong một khu vực riêng để dễ dàng theo dõi và phòng cháy nỗ được tốt hơn.
    Các tủ điện phải được đặt những nơi an toàn nhất và tránh được nước hay dầu bắn vào làm chập mạch và gây cháy nổ.
    Phải đặt những dụng cụ PCCC tại những nơi dễ thấy nhất và dễ lấy nhất khi có sự cố xảy ra
    Các nhân viên trong phân xưởng phải được bồi dưỡng thêm những kiến thức về PCCC và họ phải biết cách phòng ngừa, biết cách giải quyết khắc phục các sự cố kịp thời và phải báo ngay cho các đội phòng cháy khi xảy ra cháy nổ.
    THUYẾT MINH:
    Làm nóng chảy:
     Mục đích:
    Chuyển trạng thái của nguyên liệu từ dạng rắn sang dạng lỏng để chuẩn bị cho quá trình trung hòa
     Nguyên tắc:
    Nâng nhiệt độ của khối nguyên liệu từ nhiệt độ phòng lên đến nhiệt độ nóng chảy của từng loại nguyên liệu.
     Biến đổi:
    - Vật lý: nhiệt độ của nguyên liệu tăng lên
    - Hóa học: giảm hàm lượng của một số hợp chất dễ bay hơi có trong nguyên liệu. Có thể xảy ra các phản ứng thủy phân, oxy hóa
    - Hóa lý: nguyên liệu chuyển tử pha rắn sang pha lỏng, một số chất chuyển thành trạng thái hơi
    - Vi sinh: giảm hàm lượng vi sinh vật.
     Thiết bị:
    Nguyên liệu được gia nhiệt làm nóng chảy ngay trong thiết bị trung hòa (trình bày ở quá trình sau)
     Thông số công nghệ:
    - Nhiệt độ đối với mỡ cá: 55o – 60oC
    - Nhiệt độ đối với mỡ bò: 70oC
    Trung hòa – Rửa dầu:
     Mục đích:
    Quá trình trung hoà chủ yếu là loại bỏ các acid béo tự do.
    Ngoài ra, trong quá trình trung hoà thì chất xà phòng hoá sinh ra. Chất này có khả năng hấp phụ và kéo theo một số tạp chất như: chất màu, chất nhựa, protid và một số tạp chất khác.
    Do đó dầu sau trung hoà đã loại bỏ được phần lớn tạp chất và có màu sáng hơn.
     Nguyên tắc:
    Dựa vào phản ứng trung hòa acid bằng bazơ. Dưới tác dụng của dung dịch kiềm các acid béo tự do và các tạp chất có tính acid sẽ tạo thành muối kiềm, chúng không tan trong dầu mỡ nhưng có thể tan trong nước nên có thể phân ly ra khỏi dầu bằng cách lắng hay rửa nhiều lần. Quá trình xà phóng hóa các acid béo tự do theo phản ứng:
    RCOOH + NaOH = RCOONa + H2O
    Trong thực tế, khi trung hòa dầu, kiềm có thể xà phòng hóa cả dầu mỡ trung tính sẽ làm giảm hiệu suất thu hồi dầu mỡ tinh luyện nên khi tinh luyện can khống chế các điều kiện để luôn đảm bảo hai mặt: chất lượng dầu mỡ sau khi tinh luyện tốt nhất và mức hao hụt dầu mỡ trung tính là thấp nhất.
     Biến đổi:
    ã Chủ yếu xảy ra các phản ứng hóa học:
    - Phản ứng trung hòa các acid béo tự do và các thành phần có tính acid trong dầu
    - Phản ứng thủy phân triglyceride
    ã Hàm lượng acid béo tự do và các thành phần có tính acid giảm.
    ã Dầu trung tính cũng bị hao hụt.​









     

    Các file đính kèm:

Đang tải...