Báo Cáo Báo cáo thực tập công tác xã hội cá nhân và nhóm

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Trang
    LỜI CẢM ƠN .1

    LỜI NÓI ĐẦU 5
    PHẦN I
    KẾT QUẢ TÌM HIỂU CƠ SỞ THỰC TẬP
    I.Tình hình đặc điểm .7
    II. Mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ 9
    1.Mục tiêu của Hội nông dân Việt Nam 9
    2. Chức năng của Hội nông dân Việt Nam 9
    3. Nhiệm vụ của Hội nông dân Việt Nam 10
    III. Kết quả công tác xã hội của cơ sở .11
    1. Công tác xây dựng tổ chức Hội .11
    2.Hoạt động các phong trào của Hội .12
    3. Công tác Hội nông dân tham gia phối hợp thực hiện chương trình 14
    4. Công tác kiểm tra 14
    5. Bài học kinh nghiệm trong hoạt động phong trào .15
    PHẦN II
    KẾT QUẢ THỰC TẬP CÁ NHÂN VÀ NHÓM
    I. Thực tập công tác xã hội cá nhân .16
    1.Giới thiệu về đối tượng thực tập 16
    2. Thu thập thông tin .17
    3 Đánh giá xác định vấn đề .18
    4. Lập kế hoạch can thiệp 19
    5. Kết thúc( lượng giá) 19
    II. Thực tập công tác xã hội nhóm .20
    1. Giới thiệu về nhóm 20
    2. Kết quả nghiên cứu của quá trình thành lập nhóm 20

    3. Những quy định về mục đích,mục tiêu,chuẩn mực bảo mật,cách thức hoạt động của nhóm và phân công nhiệm vụ cho các thành viên .21
    4. Dự sinh hoạt nhóm 22
    PHẦN III
    LƯỢNG GIÁ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP
    I. Những bài học và kinh nghiệm 23
    II. Những thay đổi bản thân .25
    III. Đề nghị 25


    LỜI NÓI ĐẦU
    Công tác xã hội là một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng yêu cầu và tăng cường chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết, phòng ngừa các vấn đề xã hộ, góp phần đảm bảo an sinh xã hội.
    Công tác xã hội cá nhân có vị trí và tầm quan trọng đặc biệt về những đóng góp to lớn đối với sự phát triển của cá nhân, gia đình, cộng đồng xã hội.Công tác xã hội cá nhân là một phương pháp, là quá trình nghiệp vụ mà đòi hỏi nhân viên xã hội có kĩ năng chuyên môn cao. Khi tiếp cận một vấn đề hay một đối tượng nào đó chúng ta phải có những biện pháp tiếp cận nhất định, để làm được điều đó nhân viên làm công tác xã hội phải thu thập thông tin về đối tượng mà mình cần tiếp cận, đồng thời hiểu được tâm tư nguyện vọng, nhu cầu của đối tượng để tiến hành các hoạt động giúp đỡ.
    Mục đích của ngành công tác xã hội là nhằm thiết lập mối quan hệ tốt giữa nhân viên xã hội với đối tượng, giúp đối tượng hiểu rõ bản thân, hoàn cảnh của đối tượng, giúp đối tượng tăng khả năng huy động vận dụng các nguồn lực của bản thân kết hợp nguồn lực bên ngoài. Trên cơ sở có sự hỗ trợ của nhân viên xã hội tạo sự thay đổi cho bản thân, đồng thời củng cố và phát triển các chức năng xã hội của cá nhân và gia đình thông qua sự tham gia tích cực của cá nhân và xã hội vào quá trình giải quyết vấn đề.
    Qua vấn đề đó để học viên nắm bắt được một số quan điểm triết lí cơ bản, nguyên tắc hoạt động, quy chuẩn đạo đức của nghề công tác xã hội và hiểu được các phẩm chất năng lực cần có của nhân viên công tác xã hội, phát triển sự nhận thức về bản thân trong mối quan hệ với đối tượng và người khác, về môi trường tác động đối với mỗi cá nhân, gia đình và nhóm, đồng thời có sự tự tin về khả năng làm việc với cá nhân, nhóm và đưa ra các biện
    Pháp phương hướng giải quyết vấn đề và tự rền luyện tác phong nghề nghiệp

    của nhân viên xã hội.
    Có thái độ, cách ứng xử đúng đắn trong khi làm việc không ngừng học hỏi và nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, có trách nhiệm với thân chủ có lòng tin và yêu nghề, tự rèn luyện đạo đức để trở thành nhân viên xã hội tốt trong tương lai.
    Nhà trường có kế hoạch thực tập tại cơ sở để học viên đi vào thực tế giữa lí thuyết và thực hành để nắm bắt đầy đủ những kiến thức đã học vào thực tế. Tuy nhiên bản thân em là học viên lớp 01K1B của Trường Cán Bộ Hội Nông Dân Việt Nam đi thực tập tại UBND xã Êayông, Huyện Krông Păk, tỉnh Đăk lăk nên có những khó khăn nhất định, bản thân là học viên chưa từng tham gia vào tổ chức hội nông dân nên việc tiếp cận đối tượng còn gặp nhiều khó khăn mà còn phụ thuộc vào sự hướng dẫn của cán bộ Hội nông dân xã.
    Sau đây là kế hoạch thực tập tại xã ÊaYông tìm hiểu về cơ sở và tạo lập mối quan hệ với cơ sở, trong quá trình thực tập tại cơ sở được sự giúp đỡ của các đồng chí Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội nông dân xã nhưng do thời gian có hạn nên bản báo cáo thực tập còn nhiều thiếu sót mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô.

    Êayông, ngày 26 tháng 3 năm 2012
    Học viên thực tập
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...