Báo Cáo Báo cáo thực tập công tác xã hội cá nhân, nhóm tại làng trẻ em SOS Điện Biên

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU

    " Trẻ em như búp trên cành
    Biết ăn, biết ngủ, học hành là ngoan".
    Hiện nay đất nước ta đang trên con đường phát triển và hội nhập kinh tế thế giới bước vào kỷ nguyên mới, đời sông người dân luôn được cải thiện từng bước, cũng với sự phát triển đó con người đối mặt với nhiều thử thách do nền kinh tế mang lại. các vấn đề xã hội ngày càng phức tạp trong đó đối tương chịu thiệt thòi nhất là trẻ em.
    " Trẻ em hôm nay
    Thế giới ngày mai"
    Trẻ em là nguồn lực phát triển của quốc gia, là tài sản lớn nhất của đất nước. Do đó Đảng và nhà nước ta đã có nhiều chính sách dành cho trẻ em. Những trường lớp được đầu tư xây dựng nhiều hơn, trẻ được đến trường vui chơi cùng bạn bè, thầy cô giáo. nhằm tạo điều kiện cho trẻ có cơ hội để phát triển một cách cách toàn diên. Nhưng bên cạnh đó, chung ta không khỏi thông cảm xót xa, thương cảm khi bắt gặp những em bé phải lao động để lo miêng cơm, manh áo từng ngày cùng với những xếp vé số trên tay đi khắp phố phường bán rong và thấp thoáng ở đâu đó những hình ảnh nhỏ nhắn của các em trong những bãi rácđể đi tìm phế liệu bán kiếm tiền.
    Như chúng ta đã biết trẻ em khi được sinh ra đều có quyền được vui chơi, học tập, có quyền được tham gia các hoạt động bổ ích, có quyền được được bảo vệ, được chăm sóc, được giáo dục . tất cả các quyền cơ bản đó đều được quy định đầy đủ trong quy ước quốc tế về quyền trẻ em vào năm 1990 nước ta là nước đầu của Châu Á ký công ước quốc tế về quyền trẻ em. Tuy nhiên thực tế không phải trẻ em nào cũng được hưởng những quyền đó do hoàn cảnh gia đình. Đó cho thấy điều kiện kinh tế phát triển không đồng đều như hiên nay và nhiều lý do khác nữa (như vùng nui, vùng đô thị, do chiến tranh, dịch bệnh, điều kiện gia đình .). Chúng ta không khỏi xót xa khi nhìn thấy nhưng hoàn cảnh như thế. Chính vì thế chúng ta cần nghiên cứu tìm ra các biện pháp phòng ngừa và giải quyết thực trạng của các em có hoàn cảnh khó khăn (như trẻ em không nơi nương tựa, mồ côi, trẻ em lang thang, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn .). Đó là một chiến lược cấp bách và lâu dài. Hiện nay để thực chiến lược đó, mô hình làng trẻ em SOS do ông Hermann Gmeiner sáng lập ra là môt mô hình tiêu biểu, vững bền cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và làng SOS Điện Biên phủ được thành lập cũng chính là vì mục đích cao cả đó.
    Là một sinh viên học nghành công tác xã hội với mong muốn góp một phần sức nhỏ bé của mình vào sự phát triển của xã hội, một phần sức rất nhỏ bé vào làng quê hương minh, cũng như trang bị kiến thức thực tế của mình về nghề công tác xã hội " những kiến thức, những kỹ năng thực hành công tác xã hội, từ lý thuyết vào trong thực tiễn ".
    Chúng tôi đã quyết định chọn làng SOS Điện Biên Phủ để thực tập lần này. Trong suất quá trinh thực tập tại làng SOS Điện Biên Phủ tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu thông qua sự giúp đỡ của cán bộ công nhân viên trong làng và thực hiện quá trình thực tập công tác xã hội cá nhân, nhóm tại làng và được cụ thể hóa trong bản báo cáo thực tập này. Báo cáo gồm có 4 phần:
    Phần I: Tìm hiểu về cơ sở thực tập.
    Phần II: Thực hành công tác xã hội cá nhân, nhóm.
    Phần III: Tự lượng giá quá trình thực tập.
    Phần IV: Khuyến nghị.

    MỤC LỤC
    LỜI CẢM ƠN 1
    LỜI NÓI ĐẦU 2
    PHẦN I: 4
    KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG CỦA LÀNG TRẺ EM SOS ĐIỆN BIÊN PHỦ 4
    * QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TỔ CHỨC SOS QUỐC TẾ. 4
    * Sơ lược sự hình thành và phát triển làng trẻ em SOS ở Việt Nam. 4
    I - Khái quát về lịch sử làng trẻ em SOS Điện Biên Phủ. 5
    1. Lịch sử thành lập và phát triển. 5
    2. Cơ câu đánh đạo và sơ đồ tổ chức của Lang trẻ em SOS Điện Biên phủ. 7
    2.1. Cơ cấu lãnh đạo. 7
    2.2. Sơ đồ tổ chức của Làng trẻ em SOS. 8
    2.3. Đội ngũ cán bộ, công nhân viên làm việc tại Làng. 8
    II. Mục tiêu hoạt động, chức năng và nhiệm vụ của Làng SOS Điện Biên Phủ. 10
    1.Mục tiêu hoạt động. 10
    2. Chức năng và nhiệm vụ của Làng SOS Điện Biên Phủ. 10
    2.1. Chức năng của Làng SOS Điện Biên Phủ. 10
    2.2. Nhiệm vụ của Làng SOS Điện Biên Phủ. 10
    III - Các đối tượng xã hội được Làng trẻ em SOS Điện Biên Phueđón nhận. 11
    IV- Các dịch vụ ( hoạt động chăm sóc ) nuôi dưỡng trẻ tại Làng SOS Điện Biên Phủ. 11
    1. Các mức trợ cấp, phụ cấp sinh hoạt, học tập. 11
    2. Hoạt động chăm sóc đời sống tinh thần cho trẻ. 12
    3. Hoạt động chăm sóc Y tế. 12
    4. Các hoạt động ngoại khóa. 13
    V - Vai trò của Làng trẻ em SOS Điện Biên Phủ. 13
    VI - Ý kiến, nhận xét của sinh viên về cơ sở thực tập. 14
    PHẦN II : 16
    THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN, NHÓM . 16
    I - thực hành công tác xã hội cá nhân. 16
    1. Bối cảnh chọn thân chủ. 16
    2. Hồ sơ xã hội của thân chủ. 17
    2.1. thông tin cá nhân của thân chủ. 17
    2.2. Thông tin môi trường. 18
    * Sơ đồ phả hệ của thân chủ. 19
    * Sơ đồ sinh thái. 20
    2.3. Vấn đề của thân chủ. 21
    3. Quá trình thực tâp. 21
    3.1. Giai đoạn 1: Tìm hiểu cơ sở thực tập và chọn ca thực tập. 21
    3.2. Giai đoạn 2: Thực hành công tác xã hội cá nhân. 22
    4. Tiến trình làm việc với thân chủ. 25
    4.1. Giai đoạn 1: tiếp cận và khám phá. 25
    4.2. Giai đoạn 2: Đánh giá và thiết lập kế hoạch giúp đỡ. 25
    4.3. Giai đoạn 3: Thực hiện kế hoạch. 28
    4.4. Giai đoạn 4: Lượng giá và kết thúc. 29
    II - Công tác xã hội nhóm. 31
    1. Lựa chọn tiếp cận nhóm thân chủ. 31
    2. Thông tin từ các thành viên trong nhóm. 31
    2. Vấn đề của nhóm thông qua hoạt 33
    4. Tiến trình giúp đỡ và kế hoạch hoạt động của nhóm: 34
    5. Lượng giá. 34
    Phần III: Tự lượng giá quá trình thực tập. 36
    I - Những bài học và kinh nghiệm. 36
    II - Những thay đổi của bản thân. 36
    Phần IV: Khuyến nghị. 38
    I - Đối với cơ sở thực tập. 38
    II - Đối với học thanh thiếu niên việt nam. 38
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...