Đồ Án Báo cáo thực tập cơ khí

Thảo luận trong 'Cơ Khí' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO PHÔI

    I. Công nghệ đúc là gì?

    Đúc là một phương pháp tạo ra vật phẩm điển hình bằng cách nấu chảy kim loại rồI đem rót vào khuôn đã làm sẵn, sau khi kim loại đông đặc và nguội lạnh sẽ cho ta một sản phẩm có hình dáng và kích thước tương ứng chi tiết ta cần gia công.

    II. Cấu tạo và công dụng của bộ mẫu:

    Bộ mẫu: gỗ, kim loạI màu như nhôm, đồng

    -Yêu cầu khi chọn gỗ: mềm, nhẹ, ít hút ẩm, không bị cong vênh khi thờI tiết thay đổi.

    -Công dụng: tạo ra lòng khuôn, thể hiện đường bao ngoài có hình dáng và kích thước tương ứng chi tiết ta cần gia công.

    -Nếu chi tiết cần làm rỗng thì phảI có tai gốI mẫu

    -Sơn phân biệt màu (đỏ: hình dáng chi tiết; đen: tai gốI mẫu).

    III. Hộp lõi

    -Công dụng: hộp lõi mục đích tạo lõi, hình dáng và đường nét trong lòng hộp lõi,thể hiện hình dáng trong lòng chi tiết cần làm lõi

    -Hình dáng hộp lõi giống hệt hình dáng lòng chi tiết

    -Hình dáng lõi giống nhưng ngược chiều vớI hình dáng lòng chi tiết

    -Thành phần hỗn hợp làm khuôn:

     Chủ yếu là cát thạch anh (75%-85%): yêu cầu phảI sạch, cỡ hạt không đồng đều, có tính chất bền nhiệt cao (khi ở nhiệt độ cao không bị cháy, vỡ vụn)

     Chất dính kết: thông thường sử dụng cao lanh (đất sét) (8%-16%)

    Yêu cầu: nguyên chất, độ dính kết cao khi gặp nước

    Ngoài ra còn sử dụng các chất dính đặc biệt; dầu thực vật, nước thuỷ tinh loãng, mật mía, ( 3%-5%),thường sử dụng trong trường hợp làm khuôn và lõi có tính chất phức tạp

     Chất phụ gia: bột than, bột gỗ, bột graphit (3%-5%) có tác dụng tăng độ xốp cho hỗn hợp, bảo vệ bề mặt long khuôn bong nhẵn.

     Nước: 4%-8%

    IV. Quy trình công nghệ làm khuôn và làm lõi:

    1. Làm khuôn: 3 bước

    +Bước 1: làm khuôn dướI

    Trước khi làm khuôn ngườI ta trộn đều hỗn hợp làm khuôn, sau đó làm mặt phẳng để hạ mẫu; rồi dung chày dã xung quanh mẫu tương đốI chặt,sau đó bỏ tiếp lên một lớp hỗn hợp dày khoảng 100-150mm ,dã chặt.Nếu chiều cao mẫu càng cao thì ngườI ta càng bỏ nhiều lớp đến giớI hạn mặt phân khuôn rồi dùng thước gạt phẳng bề mặt và lấy bay là tương đốI nhẵn.

    +Bước 2: làm khuôn trên

    Người ta phủ lên bề mặt khuôn dưới một lớp mỏng cát phân khuôn rồI lắp nửa mẩu vào và đậy hàm khuôn trên lên. Sau đó bố trí toàn bộ hệ thống rót và ống thoát hơi.

    .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...