Báo Cáo Báo cáo thực tập chuyên ngành địa kỹ thuật xây dựng

Thảo luận trong 'Kiến Trúc - Xây Dựng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    Vùng Ô Môn - Xà No tương đối thấp và bằng phẳng, nằm trong vùng Tây sông Hậu, được hình thành do những hoạt động tân kiến tạo cùng với sự bồi tích phù sa sông Hậu và phù sa biển. Chế độ thủy văn, thủy lực của vùng rất phức tạp. Đây là vùng đất được khai khẩn tương đối sớm, hệ thống kênh rạch phát triển khá tốt phục vụ cho việc giao thông và tưới tiêu của vùng này.
    Vùng Ô Môn - Xà No bị chia cắt bởi mạng lưới kênh rạch chằng chịt. Nguồn cấp nước ngọt cho vùng dự án là sông Hậu với lưu lượng bình quân mùa cạn vào khoảng 1200 m³/s, lưu lượng bình quân mùa lũ vào khoảng 7000 m³/s.
    Tuy khu vực dự án thuộc các tỉnh Hậu Giang, Kiên Giang và Thành phố Cần Thơ thuộc ĐBSCL nằm ở hạ lưu vùng châu thổ sông Mekong có nhiều thuận lợi, nhưng cũng tồn tại nhiều khó khăn hạn chế về điều kiện tự nhiên, lại ảnh hưởng bởi chế độ thuỷ văn, các khai thác từ thượng lưu và dao động của thủy triều biển Đông-biển Tây. Mặt khác nền đất khu vực tương đối yếu, khả năng chịu tải kém, đòi hỏi có phương pháp thi công hợp lý đảm bảo chất lượng công trình và tiếc kiệm chi phí đầu tư. Việc lập dự án thủy lợi Ô Môn- Xà No được nghiên cứu một cách khá kỹ lưỡng của các tổ chức, các nhà nghiên cứu khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.
    Các hạng mục chính của dự án thủy lợi Ô Môn - Xà No bao gồm xây dựng hoàn chỉnh 113km đê bao kết hợp làm đường giao thông nông thôn có bề mặt được gia cố bằng bê tông hoặc đá cấp phối; xây dựng hệ thống cống gồm 52 cống cấp 1 (có khẩu độ 10-20m) và cống cấp 2 (có khẩu độ từ 3 đến 16m), hoàn chỉnh hệ thống kênh cấp 2 và kênh nội đồng; cấp nước sạch nông thôn
    Do nền địa chất yếu và phức tạp, nên việc khảo sát và thiết kế được quan tâm. Giải pháp đầu tiên được đưa ra là, dùng móng cọc bê tông cốt thép để truyền tải trọng xuống lớp đất có sự chịu tải lớn hơn, nhưng phương pháp này làm tăng chi phí đầu tư. Giải pháp được chọn là dùng cọc xi măng đất thay thế cọc bê tông cốt thép, công nghệ thi công bằng phương pháp phục vữa xi măng với áp lực cao. Phương pháp này vừa thích hợp thi công trong điều kiện thực tế với không gian nhỏ, và kinh tế.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...