Báo Cáo Báo cáo thực tập BỘ TÀI CHÍNH

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Báo cáo thực tập BỘ TÀI CHÍNH
    CHƯƠNG 1
    TỔNG QUAN VỀ BỘ TÀI CHÍNH

    1.1. Vị trí và chức năng.
    Bộ tài chính là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tài chính, NSNN, thuế, phí, lệ phí và thu khác của NSNN, dự trữ quốc gia, các quỹ tài chính nhà nước, đầu tư tài chính, tài chính doanh nghiệp và hoạt động dịch vụ tài chính (gọi chung là lĩnh vực tài chính – ngân sách), hải quan, kế toán, kiểm toán độc lập và giá cả trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong lĩnh vực tài chính – ngân sách, hải quan, kế toán, kiểm toán độc lập và giá cả; thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
    1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn.
    Bộ Tài chính có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:
    1.2.1. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các dự án luật, pháp lệnh và dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật khác về lĩnh vực tài chính – ngân sách, hải quan, kế toán, kiểm toán độc lập và giá cả.
    1.2.2. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch phát triển, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ.
    1.2.3. Ban hành các quyết định, chỉ thị, thông tư thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
    1.2.4. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt và các văn bản pháp luật khác thuộc phạm vi quản lý của Bộ; thông tin tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ.
    1.2.5. Quản lý NSNN.
    1.2.6. Quản lý thu thuế, phí, lệ phí và thu khác của NSNN
    1.2.7. Quản lý quỹ ngân sách, quỹ dự trữ nhà nước và các quỹ tài chính khác của nhà nước.
    1.2.8. Quản lý dự trữ quốc gia.
    - Phối hợp với Bộ Kế hoạch và đầu tư lập dự toán và phương án phân bổ vốn bổ sung dự trữ quốc gia của NSTW cho các Bộ, ngành được phân công dự trữ quốc gia. Tổ chức chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện và chịu trách nhiệm trước Chính phủ về quản lý dự trữ quôc gia.
    - Ban hành các quy định về chế độ quản lý tài chính, khung giá, phí mua bán vật tư, hàng hóa dự trữ quốc gia, quy trình bảo quản, thời hạn bảo quản các mặt hàng dự trữ quốc gia; hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các quy định trong việc quản lý, bảo quản, mua bán, xuât nhập khẩu, đổi hàng và chất lượng vật tư, hàng hóa dự trữ quốc gia do các Bộ, cơ quan, doanh nghiệp nhà nước được giao quản lý theo quy định.
    - Trực tiếp tổ chức, quản lý một số mặt hàng dự trữ quốc gia theo quy định của Chính phủ.
    1.2.9. Quản lý tài sản Nhà nước.
    - Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định nguyên tắc quản lý việc mua sắm tài sản công trong các cơ quan, đơn vị của Nhà nước.
    - Trình Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản trong các cơ quan, đơn vị của Nhà nước.
    - Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền việc mua sắm, điều chuyển, đấu giá, thanh lý, chuyển đối sở hữu đối với tài sản Nhà nước theo quy định của pháp luật.
    - Hướng dẫn, giám sát và kiểm tra việc thực hiện các quy định của Nhà nước về mua sắm, sử dụng, quản lý tài sản nhà nước; tổng hợp tình hình quản lý tài sản nhà nước trong cả nước theo quy định của pháp luật.
    - Thống nhất tổ chức quản lý tài sản của Nhà nước chưa giao cho tổ chức hoặc cá nhân quản lý sử dụng.
    1.2.10. Về tài chính doanh nghiệp và quản lý vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp.
    - Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định, chế độ quản lý tài chính doanh nghiệp, cơ chế giám sát về tài chính đối với các loại hình doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện thống nhất trong cả nước.
     
Đang tải...