Báo Cáo Báo cáo thực tập bộ lao động - thương binh và xã hội

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Báo cáo thực tập bộ lao động - thương binh và xã hội
    MỤC LỤC

    LỜI MỞ ĐẦU 1
    PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI .2
    1.1 Tóm lược lịch sử phát triển 2
    1.2 Vị trí và chức năng .2
    1.3 Nhiệm vụ và quyền hạn .2
    1.4 Cơ cấu tổ chức .8
    PHẦN 2: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VIỆN KHOA HỌC LAO ĐỘNG VÀ XÃ HỘI 10
    2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VIỆN KHOA HỌC LAO ĐỘNG VÀ XÃ HỘI – 25 NĂM XÂY DỰNG VÀ TRƯỞNG THÀNH 10
    2.1.1 Sự hình thành của Viện Khoa học Lao động và Xã hội 10
    2.1.2 Những thành tựu qua 25 năm hoạt động .10
    2.1.2.1 Thời kì trước đổi mới (1978-1986) 11
    2.1.2.2 Thời kì sau đổi mới 11
    2.2 CHỨC NĂNG 18
    2.3 NHIỆM VỤ 18
    2.4 TỔ CHỨC BỘ MÁY .19
    2.5 TÌNH HÌNH CÔNG TÁC TRONG GIAI ĐOẠN 2007-2008 VÀ MỘT SỐ ĐỂ TÀI TRONG GIAI ĐOẠN TỚI 19
    2.5.1 Nghiên cứu khoa học 19
    2.5.1.1 Các đề tài cấp Bộ đã thực hiện .19
    2.5.1.2 Các đề tài nghiên cứu khoa học do Viện chủ trì phối hợp thực hiện 24
    2.5.1.3 Các hoạt động khoa học khác 24
    2.5.2 Một số đề tài nghiên cứu của Viện trong giai đoạn tới .24
    2.5.2.1 Nhóm đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ .24
    2.5.2.2 Nhóm đề tài nghiên cứu hợp tác quốc tế .25
    2.6 TRUNG TÂM THÔNG TIN, PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO CHIẾN LƯỢC 26
    2.6.1 CHỨC NĂNG .26
    2.6.2 NHIỆM VỤ .27
    PHẦN 3: ĐỀ TÀI THỰC TẬP .28 TÀI LIỆU THAM KHẢO 29
    LỜI CẢM ƠN LỜI NÓI ĐẦU
    Toàn cầu hoá là một xu thế khách quan, tạo nhiều cơ hội nhưng cũng không ít những thách thức, đối với sự phát triển của nhiều nuớc. Nước ta cũng không phải là một ngoại lệ. Chúng ta có rất nhiều điểm hấp dẫn để thu hút các nhà đầu thu trực tiếp nước ngoài. Một trong những điểm hấp dẫn đó là chúng ta có một lực lượng lao động thông minh, cần cù, thích nghi nhanh với môi trường làm việc mới.
    Tuy nhiên, từ những thập kỷ 90 của thế kỷ XX, nền kinh tế thế giới có những biến chuyển sâu sắc do tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, đặc biệt là cách mạng công nghệ thông tin, sinh học, tự động hoá. Điều này đòi hỏi nước ta phải có những chính sách phát triển dân số và nguồn lao động hợp lí, phù hợp với xu hướng phát triển, vì dân số - nguồn nhân lực là lực lượng thúc đẩy hay cản trở quá trình phát triển kinh tế xã hội của một nứơc. Bên cạnh đó vấn đề tiền lương cũng là một bộ phận quan trọng trong hệ thống chính sách vì nó không chỉ liên quan trực tiếp đến hàng triệu người lao động, mà còn tác động đến quyết định kinh doanh, mở rộng sản suất của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
    Theo nhà tương lai học Thierry Gaudin, kể từ cuối thế kỉ XX, một nửa kiến thức về công nghệ ( theo nghĩa rộng ) của nhân loại đã bị lỗi thời trong 5 năm, do vậy mà không có ít các đối tượng của nước ta đã bị đẩy ra khỏi cuộc chơi. Nên cần có các chính sách bảo hiểm xã hội, bảo trợ xã hội, đồng thời tạo điều kiện và môi trường lao động, để họ tự khẳng định khả năng nâng cao cơ hội tiếp xúc với những cơ hội mới, đảm bảo cuộc sống ổn định, đặc biệt đối với giới nữ, vốn từ lâu được xem là đối tượng “yếu thế”.
    Với vai trò, vị trí và nhiệm vụ như vậy mà ngày 14 tháng 4 năm 1978 tại QĐ79-CP của Hội đồng Chính phủ, Viện Khoa học Lao động được thành lập và đến đầu tháng 3 năm 1987 đựơc đổi tên thành Viện Khoa học Lao động và các vấn đề xã hội.
    Được sự giới thiệu của Tiến sĩ Nguyễn Thị Minh, Thạc sĩ Phạm Thị Hương Huyền và sự đồng ý của Thạc sĩ Nguyễn Thị Lan-Phó giám đốc, nên tôi đã được thực tập tại trung tâm thông tin và phân tích dự báo chiến lược trong khoảng thời gian từ ngày 12 tháng 1 năm 2009 đến ngày 6 tháng 5 năm 2009. Báo cáo thực tập tổng hợp của tôi sẽ trình bày tổng quan về cơ sở thực tập cùng một số đề xuất về chuyên đề thực tập.
     
Đang tải...