Báo Cáo Báo cáo Tác động môi trường quá trình đốt dầu FO-R

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. TỔNG QUAN
    1.1 Giới Thiệu Chung

    Việt Nam là đất nước có nhiều mỏ dầu nằm ngoài khơi đã và đang khai thác có
    hiệu quả. Dự kiến giai đoạn 2009-2010 sẽ khai thác được trên 32 triệu tấn, đạt
    kim ngạch trên 4 tỷ USD. Do nhà máy lọc dầu Dung Quất vẫn chưa đáp ứng đủ
    nhu cầu sử dụng trong nước nên phần lớn sản lượng dầu thô khai thác đều phải
    xuất khẩu cho các nước trong khu vực và nhập khẩu sản phẩm dầu.

    Nguồn cung cấp xăng dầu, các sản phẩm hóa dầu khác vào Việt Nam đều từ
    các trung tâm phân phối trong khu vực như Singapore, Thái Lan, Malaysia hay
    Trung Quốc. Để đảm bảo nhu cầu phát triển ổn định, không bị các cơn sốt về
    cung ứng nhiên liệu tác động đến các ngành kinh tế và tránh độc quyền cung
    cấp, nâng cao cạnh tranh thương mại và chất lượng dịch vụ, Chính phủ đã cho
    phép 10 đơn vị đầu mối được nhập khẩu xăng dầu. Đa số các đơn vị này đều là
    những Công ty lớn của Nhà nước. Nhiều Công ty không kinh doanh dầu mazut
    (là loại nhiên liệu chỉ cung cấp cho sản xuất công nghiệp) và không hoạt động tại
    các vùng có điều kiện khó khăn về giao thông hay có chi phí kinh doanh lớn
    nhưng sản lượng thấp. Chính vì vậy, khi giá dầu trên Thế giới biến động tăng,
    trong khi Nhà nước chưa xem xét và điều chỉnh kịp thời thuế nhập khẩu và giá
    bán, cùng các chính sách thương mại khác thì các đơn vị này ngừng kinh doanh
    xăng dầu dẫn đến hiện tượng thiếu xăng dầu cục bộ và dồn mọi gánh nặng về
    đảm bảo cung cầu cho các đơn vị chịu trách nhiệm chính trị đối với nền kinh tế
    quốc dân.

    Cũng như các nước trong khu vực, tại Việt Nam, nhiên liệu có nguồn gốc từ sản
    phẩm dầu mỏ đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, được coi
    là mặt hàng chiến lược và do Nhà Nước thống nhất quản lý về hạn mức nhập
    khẩu và giá bán ra trên thị trường. Trong giai đoạn đổi mới, tính từ năm 1986,
    mức tiêu thụ xăng dầu tại Việt Nam đã tăng đáng kể. Thống kê trong những năm
    gần đây cho thấy tốc độ phát triển của nền kinh tế đã tác động mạnh mẽ đến tốc
    độ tiêu thụ xăng dầu.

    Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2006 – 2009 là hơn 7%. Mức nhập khẩu
    xăng dầu năm 2009 là 13.139 triệu tấn với kim ngạch hơn 6 tỉ USD. Đây rõ ràng
    là lượng chi phí không nhỏ, và một phần lớn trong chi phí đó xuất phát từ các
    doanh nghiệp. Việc cắt giảm chi phí nhiên liệu này đóng vai trò quan trọng trong
    việc hạ giá thành sản phẩm, nâng cao tình cạnh tranh cho doanh nghiệp trong
    nền kinh tế thị trường hiện nay.

    Trình độ khoa học kỹ thuật của thế giới ngày càng phát triển, các công nghệ mới
    không ngừng được ứng dụng vào đời sống. Công nghệ tái chế dầu từ nguồn
    phế thải đóng góp không nhỏ vào thị trường tiêu thụ dầu trên cả nước. Sản
    phẩm dầu FO-R dần khẳng định được tầm quan trọng dối với người sử dụng về
    lợi ích kinh tế cũng như công tác bảo vệ môi trường. Quá trình từ sản xuất ra
    nguyên liệu này cho đến việc sử dụng đáp ứng các yêu cầu chặt chẻ về tiêu
    chuẩn môi trường Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...