Báo Cáo Báo cáo Phân tích thực phẩm SẮC KÝ KHÍ (GC)

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    SẮC KÍ KHÍ
    I. Cơ sở thuyết
    1. Sơ lược về sắc kí khí
    Sắc kí khí là phương pháp sắc kí mà pha động lỏng được thay bằng một dòng khí mang liên tục chạy qua pha tĩnh. Các chất được tách ra khỏi hỗn hợp nhờ vào tương tác khác nhau của chúng với pha tĩnh. Do khả năng hòa tan rất kém của khí, dòng khí này không đóng vai trò là một pha động thực sự, nó chỉ làm nhiệm vụ lôi cuốn các chất trong pha hơi chạy dọc theo pha tĩnh để chúng có thể tương tác với pha tĩnh. Vì thế dòng khí chạy trong pha tĩnh chỉ được gọi là khí mang.
    Sắc kí khí chuyên dùng để phân tích các chất dễ bay hơi. Một số chất dù có nhiệt độ sôi cao hơn có thể tạo thành cca1 dẫn xuất có nhiệt độ sôi thấp thì cũng có thể phân tích bằng kĩ thuật sắc kí khí. Kết quả của việc phân tích sắc kí khí phụ thuộc vào việc lựa chọn đúng cột, chọn đúng nhiệt độ bơm mẫu vào cột, nhiệt độ lò, nhiệt độ ở detector, và còn phụ thuộc vào sự điều chỉnh vận tốc dòng khí mang vào cột. chế độ nhiệt độ cao sẽ làm cho các chất có nhiệt độ sôi thấp bị đẩy ngay ra khỏi cột trong khi nhiệt độ quá thấp cũng gây lưu giữ mẫu trong pha tĩnh làm kéo dài thời gian phân tích. Do đó, khi phân tích hỗn hợp nhiều mẫu thì việc cần thiết là cần phải triển khai theo chế độ gradient nhiệt độ.
    2. Hệ thống sắc kí khí
    Mẫu được bơm vào trong và theo dòng khí mang (khí mang thường là N2) đưa đến cột sắc ký (pha tĩnh). Mẫu khi qua cột này sẽ được hấp phụ lên trên pha tĩnh đó. Sau đó, các chất lần lượt tách khỏi cột theo dòng khí ra ngoài được ghi nhận bởi đầu dò. Từ các tín hiệu nhận được máy tính sẽ xử lý và biểu hiện kết quả bằng sắc ký đồ. Các chất được xác định nhờ giá trị thời gian lưu trên sắc ký đồ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...