Báo Cáo Báo cáo phân tích ngành dầu khí

Thảo luận trong 'Hóa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    .abs.com.vn Page 1
    Mục lục
    I - GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÀNH 2
    1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển ngành dầu khí . 2
    2. Đặc trưng ngành dầu khí 3
    3. Vị trí của dầu khí trong ngành năng lượng 3
    4. Vai trò ngành dầu khí đối với kinh tế Việt Nam . 4
    a. Vị trí ngành dầu khí Việt Nam trong xuất khẩu 4
    b. Đóng góp ngành dầu khí cho ngân sách Nhà nước . 4
    II - ĐÁNH GIÁ TƯƠNG QUAN CUNG CẦU NGÀNH DẦU KHÍ . 5
    1. Nhu cầu sử dụng . 5
    2. Khả năng cung cấp . 5
    3. Sản lượng khai thác và trữ lượng dầu mỏ ở Việt Nam 5
    III - ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NGÀNH DẦU KHÍ VIỆT NAM 6
    1. Phụ thuộc giá dầu thế giới 6
    2. Nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển . 6
    3. Công nghệ còn lạc hậu và đang dần được nâng cấp 7
    4. Tác động của chính sách tới ngành 7
    IV- PHÂN TÍCH SWOT NGÀNH . 8
    V - TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN NGÀNH . 8
    Biến động giá cổ phiếu niêm yết ngành dầu khí từ năm 2009 đến nay . 9
    VI - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MỘT SỐ CÔNG TY NIÊM YẾT . 10
    Chỉ số tài chính cơ bản của các cổ phiếu dầu khí niêm yết và kết quả kinh doanh Quý 1/2012 10
    A - Ngành Thiết bị và dịch vụ dầu khí 11
    1. PVD - Tổng Công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (PV Drilling) . 11
    2. PVS - Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí 12
    3. PVE – Tổng Công ty Tư vấn Thiết kế Dầu khí (PV Engineering) 13
    4. PVC – Tổng Công ty Dung dịch khoan và Hóa phẩm Dầu khí . 14
    B - Ngành kinh doanh dầu khí 15
    1. GAS – Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV Gas) . 15
    2. PGS – Công ty Cổ phần Khí hóa lỏng Miền Nam . 16
    3. CNG – Công ty Cổ phần CNG 17
    4. PVG – CTCP Kinh doanh Khí hóa lỏng Miền Bắc . 19
    5. PGD – CTCP Phân phối Khí thấp áp Dầu khí Việt Nam 19
    VII – KẾT LUẬN . 20

    I - GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÀNH
    Dầu khí có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam
    nói riêng. Ngành dầu khí luôn là ngành mũi nhọn của các quốc gia ngoài lợi ích kinh tế của nó mang lại mà
    còn là nguồn năng lượng cần thiết cho cuộc sống.
    Ngành dầu khí Việt Nam còn khá non trẻ và chỉ mới bắt đầu được quan tâm đúng mức của Chính Phủ. Năm
    1981 bắt đầu khai thác mỏ khí đầu tiên ở Tiền Hải – Thái Bình với sự giúp đỡ của Liên Xô cũ. Từ đó đến
    nay ngành dầu khí luôn giữ vị thế hàng đầu trong xuất khẩu của Việt Nam cũng như những đóng góp cho
    ngân sách Nhà nước. Dầu khí được khai thác chủ yếu từ trong lòng thềm lục địa và góp phần cung cấp năng
    lượng và nhiên liệu cho phát triển kinh tế đất nước, tăng kim ngạch xuất khẩu. Ngành dầu khí Việt Nam
    hiện nay vẫn đặt khai thác xuất khẩu là chủ lực nên phụ thuộc khá nhiều vào giá dầu thế giới. Trong tương
    lai, ngành vẫn sẽ tiếp tục đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế đất nước.
    1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển ngành dầu khí 1
    - Việt Nam bắt đầu tiến hành khảo sát, tìm kiếm thăm dò dầu khí từ năm 1945.
    - Năm 1969, Liên đoàn Địa chất 36, tiền thân là Đoàn Địa chất 36, có nhiệm vụ xây dựng, quy hoạch, kế
    hoạch nghiên cứu tìm kiếm và thăm dò dầu mỏ và khí đốt ở trong nước.
    - Năm 1975, Tổng cục Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam được thành lập trên cơ sở Liên đoàn địa chất 36 và
    một bộ phận thuộc Tổng cục Hoá chất.
    - Năm 1976, phát hiện dòng khí thiên nhiên đầu tiên ở huyện Tiền Hải - Thái Bình
    - Năm 1981, Xí nghiệp Liên doanh Dầu khí Việt-Xô (Vietsovpetro) được thành lập.
    - Năm 1984, hạ thuỷ chân đế giàn khoan dầu khí đầu tiên của Việt Nam (MSP-1) tại mỏ Bạch Hổ
    - Ngày 26/6/1986 Việt Nam đã có tên trong danh sách các nước khai thác và xuất khẩu dầu thô thế giới.
    - Tháng 4/1990 - Tổng cục Dầu khí Việt Nam được sáp nhập vào Bộ Công nghiệp nặng.
    - Tháng 6/1990 - Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam được tổ chức lại trên cơ sở các đơn vị cũ của Tổng cục
    Dầu khí Việt Nam.
    - Tháng 5/1992 - Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam trực thuộc Thủ tướng Chính phủ và trở thành Tổng
    công ty Dầu khí quốc gia với tên giao dịch quốc tế là Petrovietnam.
    - Năm 1993, Luật Dầu khí được ban hành.
    - Ngày 29/5/1995, Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Tổng Công ty Nhà nước với tên giao dịch
    quốc tế là Petrovietnam.
    - Cuối năm 2005, nhà máy Lọc dầu Dung Quất được khởi công xây dựng với vốn đầu tư là 2,5 tỉ USD.
    - Tháng 8/2006, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam
    quyết định là Công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Tên giao dịch quốc tế là VIETNAM OIL AND
    GAS GROUP; gọi tắt là Petrovietnam, viết tắt là PVN.
    - Tháng 7/2010, chuyển tư cách pháp nhân của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thành Công ty TNHH một
    thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...