Báo Cáo Báo cáo - Những lý luận cơ bản về công tác đấu thầu

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI : Báo cáo - Những lý luận cơ bản về công tác đấu thầu


    CHƯƠNG I

    NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC ĐẤU THẦU.

    I. Khái niệm cơ bản về đấu thầu.

    1 Khái niệm : Đấu thầu Đấu Thầu là một phương thức giao dịch đặc biệt, trong đó người mua (Người gọi thầu hay chủ đầu tư Đầu Tư ) báo giá cả và các điều kiện trả tiền, sau đó người mua sẽ chọn mua (Xét thầu) của người báo giá rẻ nhất và điều kiện tín dụng phù hợp hơn cả với những điều kiện mà người mua đã nêu. Từ đó chúng ta có những khái niệm về:
    *Đấu thầu: Là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng được những yêu cầu của bên mời thầu trên cơ sở cạnh tranh giữa các nhà thầu.
    *Bên mời thầu: Là chủ đầu tư hoặc đại diện hợp pháp của chủ đầu tư có dự án cần đấu thầu.
    *Nhà thầu: Là tổ chức kinh tế Kinh Tế có đủ điều kiện và có tư cách pháp nhân để tham gia đấu thầu, nhà thầu có thể là cá nhân trong trường hợp đấu thầu tuyển chọn tư vấn.
    *Xét thầu: Là quá trình phân tích, đánh giá các hồ sơ dự thầu để xét chọn bên trúng thầu.

    2. Các nguyên tắc, hình thức và phương thức đấu thầu:

    Trên thực tế đấu thầu không phải là một thủ tục thuần túy mà đây là một công nghệ Công Nghệ hiện đại, một hệ thống giải pháp cho những vấn đề không thể bỏ qua trong sự phối hợp giữa các chủ thể trực tiếp liên quan đến quá trình xây dựng Xây Dựng và cung ứng thiết bị mà mục đích là đảm bảo cho quá trình này thực hiện với kết quả tối ưu, xét theo quan điểm tổng thể: Tối ưu về chất lượng kỹ thuật Kỹ Thuật và tiến độ, tối ưu về tài chính Tài Chính , đồng thời hạn chế tối đa những diễn biến gây căng thẳng về quan hệ và phương hại uy tín của các bên hữu quan. Vì vậy đấu thầu đòi hỏi các bên tham gia đấu thầu phải tuân thủ nghiêm túc tất cả các phương thức, hình thức và nguyên tắc mà đôi khi vẫn bị xem nhẹ hoặc bỏ qua .

    2.1 Những nguyên tắc trong đấu thầu:

    *Nguyên tắc cạnh tranh với các điều kiện ngang nhau: Mỗi cuộc đấu thầu đều phải được thực hiện với sự tham gia của một số nhà thầu có đủ năng lực để hình thành một cuộc cạnh tranh mạnh mẽ. Điều kiện đặt ra với các đơn vị ứng thầu và thông tin cung cấp cho họ phải ngang bằng nhau, nhất thiết không có sự phân biệt đối xử.
    * Nguyên tắc dữ liệu đầy đủ: Các nhà thầu phải nhận được đầy đủ các tài liệuThư Viện Tài liệu đấu thầu với các thông tin chi tiết, rõ ràng và có hệ thống quy mô, khối lượng quy định, quy cách, yêu cầu về chất lượng của công trình Công Trình hay hàng hóa dịch vụ cần cung ứng, về tốc độ và điều kiện thực hiện.
    * Nguyên tắc đánh giá công bằng: Các hồ sơ đấu thầu phải được đánh giá một cách không thiên vị theo cùng một chuẩn mực và cùng được đánh giá bởi một hội đồng xét thầu có đủ năng lực và phẩm chất. Lý do “được chọn” hay “ bị loại” phải được giải thích đầy đủ để tránh sự ngờ vực.
    * Nguyên tắc trách nhiệm phân minh: Không chỉ các nghĩa vụ, quyền lợi của các bên liên quan được đề cập và chi tiết hóa trong hợp đồng, mà phạm vi trách nhiệm của mỗi bên ở từng phần việc đều phải được phân định rạch ròi.
    ã Nguyên tắc “ba chủ thể”: Thực hiện dự án theo thể thức đấu thầu luôn có sự biến động đồng thời của ba chủ thể: Chủ công trình, nhà thầu và kỹ sư tư vấn. Trong đó kỹ sư tư vấn hiện diện như một nhân tố đảm bảo cho Hợp đồng luôn được thực hiện nghiêm túc đến từng chi tiết. Đồng thời kỹ sư tư vấn cũng là nhân tố hạn chế tối đa với những mưu toan thông đồng thỏa hiệp gây thiệt hại cho những người chủ đích thực của dự án .

    * Nguyên tắc bảo lãnh, bảo hành, và bảo hiểm Bảo Hiểm thích đáng
    Chính sự tuân thủ các nguyên tắc nói trên đã đưa đấu thầu trở thành một phương thức tối ưu cho các chủ đầu tư .
    2.2 Hình thức tổ chức đấu thầu:
    Để lựa chọn hình thức đấu thầu cho từng dự án cần thẩm tra những ngưỡng tiền tệ và các điều khoản có thể áp dụng bằng cách tham khảo luật Luật Học đấu thầu mua sắm hiện hành .
    Các hình thức cạnh tranh thường có các tính chất sau:
    Thứ nhất: Thực hiện đấu thầu cạnh tranh đối với hàng hóa hay công trình có:
    - Giá trị hợp đồng lớn
    - Yêu cầu được xác định rõ ràng và
    - Có nhiều nhà cung ứng tiềm năng.
    Thứ hai: Đấu thầu hạn chế đối với hàng hóa và công trình:
    - Chỉ có một số ít các nhà cung cấp hay ứng thầu đủ tư cách và điều kiện để thực hiện hợp đồng
    - Chứng minh được nguyên nhân ngoại lệ khác không tuân thủ thủ tục đấu thầu cạnh tranh, và
    - Thủ tục đấu thầu giống như thủ tục đối với đấu thầu cạnh tranh quốc tế với một ngoại lệ là yêu cầu phải quảng cáo.
    Thứ ba: Đấu thầu cạnh tranh quốc gia đối với hàng hóa hay công trình:
    - Có giá trị hợp đồng thấp
    - Cạnh tranh ở địa phương hay trong nước đó đủ mạnh
    - Các yêu cầu được xác định rõ ràng
    - Bản chất hay thiết kế của công trìng là thu hút nhiều lao động Lao Động, và
    - Công trình nằm rải rác theo vùng địa lý Địa Lý hay trải theo thời gian.

    2.3 Phương thức áp dụng:

    * Đấu thầu một túi hồ sơ( một phong bì): Khi dự thầu theo phương thức này nhà thầu cần nộp những đề xuất kỹ thuật, tài chính và giá thầu, cùng các điều kiện khác trong một túi hồ sơ chung.
    * Đấu thầu hai túi hồ sơ(hai phong bì): Nhà thầu cần nộp đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính trong hai túi hồ sơ riêng biệt nhưng vào cùng một thời điểm. Túi hồ sơ về đề xuất kỹ thuật sẽ được xem xét trước để đánh giá. Nhà thầu được xếp hạng nhất về kỹ thuật sẽ được xem xét tiếp túi hồ sơ đề xuất về tài chính . Trường hợp nhà thầu không đáp ứng được các nhu cầu về tài chính và các điều kiện của hợp đồng thì bên mời thầu sẽ xem xét, xin ý kiến của các cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư để mời nhà thầu tiếp theo.
    * Đấu thầu hai giai đoạn: Phương thức này áp dụng cho những dự án lớn, phức tạp về công nghệ và kỹ thuật hoặc dự án thuộc dạng chìa khóa trao tay.
    + Giai đoạn thứ nhất: Các nhà thầu nộp đề xuất kỹ thuật và phương án tài chính sơ bộ(chưa có giá) để bên mời thầu xem xét và thảo luận cụ thể với từng nhà thầu nhằm thống nhất về yêu cầu và tiêu chuẩn kỹ thuật để nhà thầu chính thức chuẩn bị và nộp đề xuất kỹ thuật của mình.
    + Giai đoạn thứ hai: Các nhà thầu tham gia giai đoạn thứ nhất nộp đề xuất kỹ thuật đã được bổ xung hoàn chỉnh trên cùng một mặt bằng kỹ thuật và đề xuất đầy đủ các điều kiện về tài chính , tiến độ thực hiện, điều kiện hợp đồng, giá hợp đồng để đánh giá và xếp hạng.
    * Chào hàng cạnh tranh: Phương thức này chỉ áp dụng cho những gói thầu có quy mô nhỏ và đơn giản. Mỗi gói thầu phải có ít nhất ba bản chào giá của ba nhà thầu khác nhau trên cơ sở yêu cầu của bên mời thầu. Nhà thầu đáp ứng yêu cầu và có giá bỏ thầu được đánh giá thấp nhất sẽ được xem xét trao hợp đồng.
    * Giao thầu trực tiếp: Là phương thức chọn nhà thầu có độ tin cậy cao để xem xét thương thảo hợp đồng. Phương thức này chỉ được áp dụng với những gói thầu có quy mô nhỏ dưới 500 triệu VN đồng và các gói thầu được Thủ tướng Chính phủ cho phép chỉ định mời thầu. Trường hợp nhà thầu chỉ định không đáp ứng được yêu cầu của bên mời thầu thì chủ đầu tư có quyền kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư để chọn nhà thầu khác.
    * Tự làm: Chủ đầu tư sử dụng lực lượng của mình để thực hiện khối lượng xây lắp được giao. Trường hợp này chỉ áp dụng với các công trình sửa chữa cải tạo có quy mô nhỏ, công trình chuyên ngành đặc biệt.
    * Mua sắm trực tiếp: Phương thức này được áp dụng trong trường hợp bổ xung hợp đồng cũ đã thực hiện xong(dưới một năm) hoặc hợp đồng đang thực hiện với điều kiện chủ đầu tư có nhu cầu tăng thêm số lượng hàng hóa hoặc khối lượng công việc mà trước đó đã được tiến hành đấu thầu, nhưng phải đảm bảo không được vượt mức giá hoặc đơn giá trong hợp đồng đã ký trước đó.
    *Mua sắm đặc biệt: Phương thức này được áp dụng với các ngành hết sức đặc biệt mà nếu như không có những quy định riêng thì không thể đấu thầu được. Cơ quan quản lý ngành phải xây dựng quy trình thực hiện đảm bảo các mục tiêu của Quy chế đấu thầu và có ý kiến thỏa thuận của Bộ kế hoạch và đầu tư để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

    II.Thể thức, trình tự đấu thầu và ý nghĩa của công tác đấu thầu trong xây dựng cơ bản.

    1. Thể thức và trình tự đấu thầu:

    A. Sơ tuyển các ứng thầu:
    1. Mời nhà thầu dự sơ tuyển
    2. Phát và nộp các tài liệu dự sơ tuyển
    3. Phân tích các số liệu dự sơ tuyển, lựa chọn và thông báo danh sáchKho Sách Trực Tuyến các ứng thầu.

    B. Thể thức nhận và nộp đơn thầu:
    4. Văn kiện đấu thầu
    5. Phát văn kiện đấu thầu
    6. Các ứng thầu đi thăm công trường (nếu cần)
    7. Sửa đổi, bổ sung văn kiện đấu thầu
    8. Thắc mắc của các ứng thầu, cách thức xử lý
    9. Nộp và nhận đơn thầu.

    C. Mở và đánh giá các đơn thầu:
    10. Mở đơn thầu
    11. Đánh giá đơn thầu
    12. Ký hợp đồng giao thầu.

    2. Vai trò và ý nghĩa của công tác đấu thầu trong xây dựng cơ bản.
    * Đối với chủ đầu tư : Công tác đấu thầu đem lại cho chủ đầu tư một sự lựa chọn tối ưu đối với các nhà thầu tham gia vào công việc thi công xây dựng công trình. Giúp cho chủ đầu tư tìm được một nhà sản xuất có đủ điều kiện và năng lực tạo ra sản phẩm đạt chất lượng như sự mong đợi của chủ đầu tư .
    Về lợi ích kinh tế: Thông qua công tác đấu thầu chủ đầu tư sẽ giảm được đến mức tối đa chi phí xây dựng thông qua giá bỏ thầu giữa các nhà thầu.
    Qua công tác đấu thầu chủ đầu tư được toàn quyền quyết định khi đưa ra các điều kiện thông qua hồ sơ mời thầu, do đó chỉ những nhà thầu có khả năng đáp ứng các điều kiện đó mới có thể tham gia đấu thầu và phải chịu trác nhiệm đối với mọi điều kiện đó cũng như trách nhiệm pháp lý đối với hồ sơ dự thầu của mình khi tham gia đấu thầu. Đây là điều kiện đảm bảo cho quá trình thực hiện hợp đồng của nhà thầu sau khi thắng thầu và thực hiện hợp đồng. Hạn chế đến mức tối đa những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng.
    Có sự ràng buộc lẫn nhau giữa chủ đầu tư và nhà thầu, điều này có lợi cho chủ đầu tư trong quá trình thực hiện hợp đồng.
    * Đối với nhà thầu: Hình thức đấu thầu trong xây dựng cơ bản tạo nên một thị trường cạnh tranh bình đẳng đối với tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Để tham gia vào thị trường đòi hỏi doanh nghiệp phải năng động và có khả năng về trình độ, năng lực chuyên môn, đội ngũ cán bộ quản lý giỏi, năng động luôn tiếp cận và cọ sát với thị trường, đội ngũ công nhân có chuyên môn và tay nghề cao, khả năng áp dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh Kinh Doanh Quốc Tế. Trang bị cơ sở vật chất kĩ thuật và máy móc thiết bị thi công đồng bộ, hiện đại đáp ứng nhu cầu của thị trường.
    Thực hiện hợp đồng xây dựng thông qua hình thức đấu thầu là động lực mạnh mẽ giúp cho các nhà thầu trong nước tham gia vào thị trường mang tính cạnh tranh quốc tế, là điều kiện để các doanh nghiệp xây dựng Việt nam có đủ điều kiện và cơ hội hội nhập với khu vực và thế giới.
    * Đối với nền kinh tế: Hoạt động đấu thầu trong xây dựng cơ bản sẽ đem lại cho nền kinh tế những sản phẩm có chất lượng cao đem lại hiệu quả kinh tế cho các nhà đầu tư , thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển nền kinh tế quốc gia.
    Tạo động lực cho sự phát triển của các ngành sản xuất trong nước.
    Tạo nên một mặt bằng mới về cơ sở hạ tầng kỹ thuật với công nghệ tiên tiến hiện đại, từ đó tạo nên một tư duy mới trong xã hội Xã Hội hiện đại theo mục tiêu công nghiệp hóa và hiện đại hóa nền kinh tế.

     
Đang tải...