Báo Cáo Báo cáo : Nhà máy xử lý khí Dinh Cố

Thảo luận trong 'Hóa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    BÁO CÁO THỰC TẬP : NHÀ MÁY XỬ LÝ KHÍ DINH CỐ

    BÁO CÁO GỒM
    35 TRANG - FILE WORD

    ********************************************************************
    ********************************************************************

    MỤC LỤC.

    LỜI MỞ ĐẦU.


    NỘI DUNG.


    I. TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY XỬ LÍ KHÍ DINH CỐ. 5
    1.1. SƠ LƯỢC VỀ NHÀ MÁY: 5
    1.1.1. Mục đích chính của nhà máy: 5
    1.1.2. Vị trí: 5
    1.1.3. Các nguồn cung cấp khí cho nhà máy: 6
    1.1.4. Sản phẩm của nhà máy: 8
    1.1.5. Các giai đoạn thiết kế của nhà máy: 10
    1.2. QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ: 11
    1.2.1. Chế độ AMF: 12
    1.2.1.1. Mục đích : 12
    1.2.2. Chế độ MF: 15
    1.2.3. Chế độ GPP: 17
    1.2.4. Chế độ vận hành hiện tại ( Chế độ GPP chuyển đổi_MGPP ): 20
    1.3. MỘT SỐ THIẾT BỊ CHÍNH: 23
    1.3.1. Thiết bị SLUG CATCHER: 23
    1.3.2. Thiết bị bốc hơi V-03: 24
    1.3.3. Tháp tách ETHAN C-01: 24
    1.3.4. Thấp ổn định C-02 (STALIBIZER): 24
    1.3.5. Tháp tách C[SUB]3[/SUB]/C[SUB]4 [/SUB](C-03): 25
    1.3.6. GAS STRIPPER C-04: 25
    1.3.7. Tháp làm sạch C-05: 25
    1.3.8. Hệ thống tách nước V-06 A/B: 26
    1.3.9. Thiết bị TURBO – EXPANDER: 26
    1.3.10. Máy nén khí: 27
    1.3.11. Thiết bị đo điểm sản phẩm lỏng đi vào đường ống: 27
    1.3.12. Hệ thống bơm và bồn chứa: 28
    1.3.13. Hệ thống nạp LPG cho xe bồn (Truck Loading): 29
    1.3.14. Các hệ thống bảo vệ an toàn: 29
    1.3.15. Hệ thống phụ trợ: 30
    1.3.16. Hệ thống Hot oil: 32
    1.3.17. Hệ thống khí nhiên liệu: 33
    1.3.18. Hệ thống nước làm mát: 34
    1.3.19. Hệ thống xử lý nước nhiễm dầu: 35
    1.3.20. Hệ thống nước: 36
    1.3.21. Hệ thống bơm Methanol: 36
    1.3.22. Hệ thống chất tạo mùi: 37
    1.4. KẾT LUẬN: 37
    II. KHÁI QUÁT VỀ NHÀ MÁY NHỰA VÀ HÓA CHẤT PHÚ MỸ. 37
    2.1. SƠ LƯỢC VỀ NHÀ MÁY: 37
    2.1.1. Mục đích, chức năng của nhà máy: 37
    2.1.2. Địa điểm của nhà máy: 38
    2.1.3. Nguyên liệu: 39
    2.1.4. Sản phẩm: 39
    2.2. CÔNG NGHỆ CỦA NHÀ MÁY: 40
    2.2.1. Tổng quan về PVC: 41
    2.2.2. Các phương pháp trùng hợp PVC: 42
    2.2.3. Tổng hợp PVC tại nhà máy PMPC: 42
    2.2.4. Các thiết bị chính: 47
    2.3. An toàn: 56
    2.3.1. An toàn trong sản xuất: 56
    2.3.2. An toàn môi trường: 56
    2.4. KẾT LUẬN: 58
    III. TỔNG QUÁT VỀ NHÀ MÁY HÓA CHẤT BIÊN HÒA. 59
    3.1. KHÁI QUÁT VỀ NHÀ MÁY: 59
    3.1.1. Vị trí địa lí: 59
    3.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của nhà máy: 60
    3.1.3. Hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy: 60
    3.1.4. Nguyên liệu cho nhà máy: 61
    3.1.5. Sản phẩm của nhà máy: 61
    3.2. KHÁI QUÁT CÔNG NGHỆ CỦA NHÀ MÁY: 61
    3.2.1. Tóm tắt các phản ứng chính xảy ra trong nhà máy: 62
    3.2.2. Khái quát về công nghệ sản xuất xút- Clo: 62
    XỬ LÍ CHẤT THẢI VÀ VỆ SINH CÔNG NGHIỆP. 76
    CÔNG TÁC AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ. 76
    3.3. KẾT LUẬN: 77
    IV. KHÁI QUÁT VỀ TỔNG KHO XĂNG DẦU NHÀ BÈ. 77
    4.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỔNG KHO XĂNG DẦU NHÀ BÈ: 77
    4.1.1. Vị trí địa lí: 77
    4.1.2. Chức năng của PV Oil: 78
    4.2. CÔNG NGHỆ XUẤT_NHẬP SẢN PHẨM: 79
    4.3. CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ: 80
    4.4. VẤN ĐỀ XỬ LÍ NƯỚC THẢI: 81
    4.5. KẾT LUẬN: 81
    V. KHÁI QUÁT VỀ NHÀ MÁY LỌC DẦU CÁT LÁI. 81
    5.1. TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY: 81
    5.1.1. Chức năng của nhà máy: 81
    5.1.2. Vị trí của nhà máy: 81
    5.1.3. Các phân xưởng của nhà máy: 82
    5.1.4. Các sản phẩm của nhà máy: 82
    5.2. QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ CỦA NHÀ MÁY: 83
    5.2.1. Đánh giá thành phần, tính chất của nguyên liệu, sản phẩm: 83
    5.2.2. Cụm Mini: 83
    5.2.3. Cụm Condensate: 88
    5.3. PHA TRỘN VÀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM: 94
    5.3.1. Hệ thống pha trộn: 94
    5.3.2. Kiểm tra chất lượng sản phẩm( KCS): 94
    5.4. AN TOÀN TRONG NHÀ MÁY: 95
    5.4.1. Công tác PCCC: 95
    5.4.2. Vấn đề bảo vệ môi trường: 96

    5.5. KẾT LUẬN:



    Chế độ AMF:

    1.1.1.1. Mục đích :
    Chế độ AMF có khả năng đưa nhà máy sớm đi vào hoạt động nhằm cung cấp khí thương phẩm với lưu lượng 3,7 triệu m[SUP]3[/SUP]/ngày cho các nhà máy điện và thu hồi condensat với sản lượng 340 tấn/ngày. Đây đồng thời cũng là chế độ dự phòng cho chế độ MF, khi các thiết bị trong chế độ MF, GPP xảy ra sự cố hoặc cần sửa chữa, bảo dưỡng mà không có thiết bị dự phòng.
    1.1.1.2. Các thiết bị chính:
    Đây là chế độ nhà máy ở cụm thiết bị tối thiểu tuyệt đối. Nó chỉ bao gồm các thiết bị chính sau:
    · Hai tháp chưng cất C-01, C-05.
    · Ba bình tách V-06, V-08, V-15.
    · Máy nén Jet Compresser EJ-01 A/B.
    · Bồn chứa Condensat TK-21,
    1.1.1.3. Mô tả chế độ AMF:

    [​IMG]​ Khí đồng hành từ mỏ Bạch Hổ được đưa tới Slug Catcher của nhà máy bằng đường ống 16” với áp suất 109 bar, nhiệt độ 25,6[SUP]0[/SUP]C. Tại đây, condensat và khí được tách ra theo các đường riêng biệt để tiếp tục xử lý, còn nước chứa trong condensat cũng được tách nhờ trọng lực và đưa vào bình tách nước (V-52) để xử lý. Ở đây nước được giảm áp tới áp suất khí quyển và hydrocacbon bị hấp thụ sẽ được giải phóng đưa vào đốt ở hệ thống cột đuốc. Nước sau đó được đưa tới hầm đốt (ME-52).
    Dòng lỏng đi ra từ Slug Catcher sẽ được giảm áp và đưa vào bình tách V-03 hoạt động ở 75 bar và được duy trì ở nhiệt độ 20[SUP]0[/SUP]C. V-03 dùng để tách hydrocacbon nhẹ hấp thụ trong lỏng bằng cách giảm áp. Với việc giảm áp từ 109 bar xuống 75 bar, nhiệt độ sẽ giảm thấp hơn nhiệt độ hình thành hydrate nên để tránh hiện tượng này bình được gia nhiệt đến 20[SUP]0[/SUP]C bằng dầu nóng ở thiết bị E-07. Sau khi ra khỏi V-03 dòng lỏng này được trao đổi nhiệt tại thiết bị E-04A/B để tận dụng nhiệt.
    Dòng khí thoát ra từ Slug Catcher được dẫn vào bình tách/lọc V-08 nhằm tách triệt để các hạt lỏng nhỏ bị cuốn theo dòng khí do SC không tách được và lọc các hạt bụi trong khí (nếu có) để tránh làm hư hỏng các thiết bị chế biến khí phía sau.
    Khí từ đầu ra của V-08 được đưa vào thiết bị hòa dòng EJ-01A/B/C để giảm áp suất từ 109 Bar xuống 47 Bar. Việc giảm áp của khí trong EJ có tác dụng để hút khí từ đỉnh tháp C-01. Đầu ra của EJ-01A/B/C là dòng hai pha có áp suất 47 bar và nhiệt độ 20[SUP]0[/SUP]C cùng với dòng khí nhẹ từ V-03 đã giảm áp được đưa vào tháp C-05. Mục đích của EJ-01A/B/C là nén khí thoát ra từ đỉnh tháp C-01 lên áp suất làm việc của tháp C-05, vì vậy nó giữ áp suất làm việc của tháp C-01 ổn định.
    Tháp C-05 hoạt động ở áp suất 47 bar, nhiệt độ 20[SUP]0[/SUP]C. Phần đỉnh của tháp hoạt động như bộ tách khí lỏng. Tháp C-05 có nhiệm vụ tách phần lỏng ngưng tụ do sự sụt áp của khí từ 109 bar xuống 47 bar khi qua EJ-01A/B/C. Dòng khí ra từ đỉnh tháp C-05 được đưa ra đường khí thương phẩm để cung cấp cho các nhà máy điện. Lỏng tại đáy C-05 được đưa vào đĩa trên cùng của tháp C-01.
    Ở chế độ AMF tháp C-01 có 2 dòng nhập liệu:
    · Dòng từ V-03 vào đĩa thứ 14 của tháp C-01.
    · Dòng lỏng từ đáy của tháp C-05 vào đĩa trên cùng của tháp C-01.
    Áp suất hơi của condensat được giảm đi và được điều chỉnh trong tháp C-01 nhằm mục đích phù hợp cho việc chứa trong bồn chứa ngoài trời. Với ý nghĩa đó trong chế độ AMF tháp C-01 hoạt động như là tháp ổn định condensat. Trong đó, phần lớn hydrocacbon nhẹ hơn Butan được tách ra khỏi Condensat bởi thiết bị gia nhiệt của đáy C-01 là E-01A/B đến 194[SUP]0[/SUP]C. Khí ra ở đỉnh tháp có nhiệt độ 64[SUP]0[/SUP]C được trộn với khí nguyên liệu nhờ EJ-01A/B/C. Dòng Condensat ở đáy tháp được trao đổi nhiệt tại E-04A/B và được làm lạnh bằng không khí ở E-09 để giảm nhiệt độ xuống 45[SUP]0[/SUP]C trước khi ra đường ống dẫn Condensat về kho cảng hoặc chứa vào bồn chứa TK-21.


    97
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...