Báo Cáo Báo cáo ngành Thức Ăn Chăn Nuôi 2005 -2010 và dự báo cho năm 2011

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Báo cáo ngành Thức Ăn Chăn Nuôi 2005 -2010 và dự báo cho năm 2011

    Xu hướng nông nghiệp toàn cầu hóa đã và đang mở ra cánh cửa mới cho ngành nông nghiệp Việt Nam. Trên thực tế, ngành chăn nuôi Việt Nam hiện có nhiều cơ hội mới trước bối cảnh kinh tế thế giới đang thay đổi. Sự gia tăng nhu cầu về các sản phẩm chăn nuôi do tăng dân số, phát triển kinh tế và đô thị hóa. Nhu cầu về thịt, trứng, sữa và thức ăn chăn nuôi ở Châu Á đang tăng nhanh. Đây sẽ là những cơ hội lớn cho triển vọng phát triển của ngành chăn nuôi trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.

    Ở Việt Nam, ngành chăn nuôi giữ vai trò ngày càng tăng trong tổng GDP của ngành nông nghiệp với tỷ lệ đóng góp dao động từ 22,6% đến 26%. Tình hình ngành chăn nuôi Việt Nam ngày càng phát triển mạnh thông qua quy mô vật nuôi ngày càng tăng, chủ yếu là Lợn, gà, vịt Hiện nay cả nước có khoảng 20.809 trang trại chăn nuôi gia súc gia cầm, chủ yếu phân bố tại Bắc Trung Bộ và duyên hải niềm Trung (26%), Đông Nam Bộ (30%), đồng bằng song cửu long (25%).

    Sự phát triển đồng bộ của ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi là một điều kiện không thể thiếu đối với tiêu chí phát triển ngành nông nghiệp nói chung và ngành sản xuất chăn nuôi nói riêng. Bởi sản phẩm thức ăn công nghiệp là nguyên liệu sản xuất chính của ngành chăn nuôi, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm chăn nuôi và hiệu quả kinh tế của người sản xuất chăn nuôi.

    Ngành công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi Việt Nam hiện nay đang phát triển một cách tự phát và thiếu tính đồng bộ.Trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu, đặc biệt đứng trước thềm gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO) đòi hỏi sản phẩm chăn nuôi Việt Nam phải đảm bảo các chỉ tiêu về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ sinh thái môi trường theo tiêu chuẩn Quốc tế. Do vậy ngoài nỗ lực của ngành chăn nuôi, ngay từ bây giờ ngành chế biến thức ăn chăn nuôi phải có định hướng phát triển một cách đồng bộ, bền vững và phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.

    Bài báo cáo sẽ đi vào những phần chính sau đầu:

    I. Khái quát tình hình ngành chăn nuôi và thức ăn chăn nuôi (TĂCN) Việt Nam

    II. Tình hình cung trên thị trường thức ăn chăn nuôi 2000-2010

    III. Tình hình nhu cầu thị trường thức ăn chăn nuôi

    IV. Tình hình nguyên vật liệu đầu vào Thức ăn chăn nuôi

    V. Những khó khăn của ngành chế biến TĂCN

    VI. Định hướng phát triển ngành Thức ăn chăn nuôi


     

    Các file đính kèm:

Đang tải...