Luận Văn Báo cáo lập dự án đầu tư

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐỂ LẬP DỰ ĐẦU TƯA – KHÁI NIỆM, VAI TRÒ, TẦM QUAN TRỌNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ
    I. Khái niệm và phân loại đầu tư:
    1. Khái niệm và đặc trưng cơ bản của đầu tư:
    a. Khái niệm: Đầu tư là một quyết định bỏ vốn trong hiện tại nhằm mục đích đạt được những lợi ích lâu dài trong tương lai.
    Đầu tư còn được hiểu với nhiều khía cạnh rộng lớn hơn, khi đề cập đến rủi ro bất trắc, A.samuelson đã quan niệm rằng “đầu tư là đánh bạc với tương lai”. Theo A Dam Smith thì “ Đầu tư là một hoạt động làm gia tăng tích tụ tư bản của cá nhân , công ty, xã hội với mục đích cải thiện và nâng cao mức sống ”
    b. Đặc trưng của đầu tư :
    + Phải là hoạt động diễn ra trên thị trường,
    + Phải có sự tiêu tốn vốn ban đầu,
    + Phài diễn ra theo một quá trình: thường được chia làm 3 giai đoạn là : giai đoạn tiền đầu tư, giai đoạn đầu tư, giai đoạn khai thác.
    + Đầu tư luôn gắn liền với rủi ro và mạo hiểm,
    + Mọi quá trình đầu tư đều phải có mục đích.
    2. Phân loại đàu tư:
    a. Xét trên phương diện hiệu quả kinh tế xã hội ở tầm vĩ mô:
    Chia đầu tư thành các loại như sau:
    - Đầu tư tăng trưởng thuần túy: Đó là các loại đầu tư mà lợi ích của nó chỉ mang lại lợi nhuận ròng cho chủ đầu tư mà không làm gia tăng giá trị ròng cho xã hội. Kết quả của quá trình đầu tư này là dịch chuyển đơn thuần giá trị giữa các nhà đầu tư. Vì vậy loại đầu tư này còn gọi là đầu tư dịch chuyển, ví dụ: Đầu tư mua bán đất, đầu tư mua bán cổ phiếu
    - Đầu tư phát triển:
    Là đầu tư mà kết quả của nó không chỉ làm gia tăng lợi nhuận ròng cho nhà đầu tư mà còn làm gia tăng giá trị cho xã hội. Loại đầu tư này bao hàm cả các hoạt động đầu tư trong đó lợi ích xã hội được đặt lên hàng đầu. Ví dụ: Đầu tư cho y tế, đầu tư cho giáo dục, đầu tư cho bảo vệ môi trường
    b. Phân loại theo nội dung kinh tế: Đầu tư của doanh nghiệp chia làm 3 loại:
    - Đầu tư vào lực lượng lao động: Đây là hình thức nhằm gia tăng số lượng, chất lượng nguồn lao động của doanh nghiệp qua các chương trình nhân sự.
    - Đầu tư vào tài sản cố định: Đây là loại đầu tư nhằm mục đích mở rộng quy mô hoạt động, nâng cao chất lượng các loại tài sản cố định thông qua các hoạt động mua sắm, xây dựng cơ bản.
    - Đầu tư vào tài sản lưu động: Đây là loại đầu tư nhằm gia tăng nguồn vốn hoạt động thông qua việc sử dụng một phần vốn dài hạn để bổ sung và mở rộng qui mô vốn lưu động ròng (NWC) phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.
    c. Phân loại mục tiêu đầu tư:
    Người ta chia đầu tư thành các loại:
    - Đầu tư mới: Là hình thức đầu tư mà trong đó toàn bộ vốn đầu tư của chủ đầu tư được sử dụng để xây dựng một cơ sở kinh doanh hoàn toàn mới có tư cách pháp nhân riêng.
    - Đầu tư bổ sung thay thế: Là hình thức đầu tư vốn đầu tư được dùng để trang bị thêm, hoặc thay thế cho những tài sản cố định hiện có của một doanh nghiệp đang hoạt động, mà không làm hình thành nên một doanh nghiệp mới độc lập với doanh nghiệp cũ.
    - Đầu tư chiến lược: là loại đầu tư mà trong đó vốn đầu tư được sử dụng để tạo ra những thay đổi cơ bản đối với quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như: thay đổi cải tiến sản phẩm, phát triển một thị trường mới
    - Đầu tư ra bên ngoài: Là hình thức đầu tư là trong đó một phần tài sản của doanh nghiệp được dùng để tham gia đầu tư vào một đối tượng đầu tư khác, không thuộc quyền quản lý của doanh nghiệp ban đầu
    d. Xét theo mối quan hệ giữa các quá trình đầu tư:
    Quá trình đầu tư có các đặc điểm chủ yếu sau:
    - Đầu tư độc lập: Là loại đầu tư mà việc có thực hiện đầu tư đó hay không cũng không ảnh hưởng gì đến hiệu quả hoạt động của một quá trình đầu tư khác.
    - Đầu tư phụ thuộc: Là loại đầu tư mà đối tượng đầu tư được chấp thuận đầu tư hay không sẽ có ảnh hưởng tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của một quá trình đầu tư khác.
    - Đầu tư loại bỏ: Là loại đầu tư mà khi một đối tượng đầu tư này được chấp nhận thì một đối tượng đầu tư khác bị loại bỏ.
    e. Xét theo mức độ tham gia quản lý của chủ đầu tư vào một đối tượng đầu tư:
    Theo cách phân loại này có các đầu tư sau:
    - Đầu tư trực tiếp: Là hình thức đầu tư trong đó người bỏ vốn và người trực tiếp quản lý điều hành khai thác đối tượng đầu tư là một.
    - Đầu tư gián tiếp: Là hình thức đầu tư mà người bỏ vốn va người quản lý không phải là một.
    - Đầu tư cho vay:Thực chất là một dạng của đầu tư gián tiếp, trong đó chủ đầu tư chỉ thực hiện chức năng là người tài trợ vốn. Chủ đầu tư không tham gia quản lý đối tượng đầu tư, không chịu rủi ro mà chỉ hưởng một khoản tiền lãi cố định trên nguồn vốn cho vay.
    f. Xét theo nguồn gốc của vốn:
    Có các loại đầu tư sau:
    - Đầu tư trong nước: Là loại đầu tư mà trong đó nguồn vốn đầu tư được huy động trong nước và chủ đầu tư là cá nhân hay tổ chức có pháp nhân Việt Nam.
    - Đầu tư nước ngoài: Là loại hình đầu tư mà trong đó có sự tham gia góp vốn của chủ tư nước ngoài.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...