Luận Văn Báo cáo kiến tập của sinh viên tại trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Báo cáo thực tập năm 2012
    Đề tài: Báo cáo kiến tập của sinh viên tại trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong
    Định dạng file word


    A. PHẦN MỞ ĐẦU
    K.Mác đã từng nói: lý luận mà không có thực tiễn là lý luận suông, thực tiễn mà không có lý luận là thực tiễn mù quáng. Đây là một quan điểm hoàn toàn chính xác đối với mọi lĩnh vực, ngành nghề, trong đó có giáo dục.
    Học viện Báo chí và Tuyên truyền là nơi đào tạo ra các thế hệ giảng viên cho hệ thống các trường Trung học chuyên nghiệp, Trung cấp, Cao đẳng, Đại học trong cả nước. Để đào tạo ra những giảng viên giỏi trong tương lai thì ngoài những kiến thức chuyên môn, cần có những kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp. Đây chính là quá trình gắn lý luận với thực tiễn hay học đi đôi với hành, vì vậy hàng năm Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức cho sinh viên năm thứ 3 các ngành lý luận đợt kiến tâp sư phạm. Kiến tập sư phạm là một hoạt động thường niên nhằm giúp cho sinh viên từng bước tiếp cận với thực tế giảng dạy ở trên lớp và hoạt động chuyên môn của giảng viên ở các trường chính trị tỉnh, thành phố; tìm hiểu hoạt động của các khoa, phòng, ban, các chức năng nhiệm vụ của nhà trường cũng như các quan hệ công tác của giảng viên tạo nền tảng cho việc thực tập cuối khoá và công tác sau khi tốt nghiệp, đồng thời nâng cao ý thức rèn luyện , bồi dưỡng tinh thần say mê nghề nghiệp cho mỗi sinh viên đối với chuyên nghành được đào tạo.

    Trên cơ sở đó kiến tập sư phạm năm học 2012-2013 được diễn ra từ ngày 27/12/2012-11/01/2013 Theo kế hoạch học tập của Học viện Báo Chí và Tuyên Truyền năm 2012-2013. Căn cứ vào quyết định số 2836/HVBCTT. Ngày 22/11/2012 của Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên Truyền về việc cử đoàn sinh viên đi kiến tập.
    Mục đích của trường là nhằm tạo điều kiện cho sinh viên kiến tập tiếp cận với việc giảng dạy ở lớp tại chính địa phương, từ đó rèn luyện thêm năng lực giảng dạy và nâng cao lòng yêu nghề để trở thành giảng viên lý luận của tỉnh, thành phố. Nắm vững chức năng nhiệm vụ và tham gia các hoạt động chủ yếu của trường để làm quen với hệ thống tổ chức và môi trường nghề nghiệp của mình.
    Do sự nỗ lực của bản thân và nhận được sự giúp đỡ tận tình, tạo điều kiện của các Thầy Cô giáo Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong - Hà Nội, qua đợt kiến tập em đã thu hoạch được như sau:
    Phần I. Tình hình kinh tế - xã hội Thành phố Hà Nội.
    Phần II: Nhận thức về nhiệm vụ, chức năng, cơ sở vật chất và hoạt động chung của Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong - Hà Nội.
    Phần III: Dự giờ giảng và tham gia các hoạt động của khoa, Trường trong thời gian kiến tập.
    Phần IV: Đề xuất ý kiến, khả năng đảm nhận giảng dạy sau này. Những ý kiến đề xuất với Học viện về tổ chức kiến tập sư phạm.
    Được sự quan tâm, Tạo mọi điều kiện thuận lợi của Học viên Báo chí và Tuyên Truyền, phòng đào tạo, khoa Dân Vận và đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình của Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong. Đoàn chúng em đã hoàn thành đợt kiến tập theo đúng thời gian quy định.


    B. NỘI DUNG
    PHẦN I
    TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI THÀNH PHỐ HÀ NỘI
    1.1 Vài nét sơ lược về thành phố Hà Nội
    1.1.1 vị trí địa lý, địa hình thành phố Hà Nội
    Hà Nội là thủ đô nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, nằm ở vị trí trung tâm vùng đồng bằng Bắc Bộ, Hà Nội có vị trí từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02' kinh độ Đông, tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hà Nam, Hòa Bình phía Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên phía Đông,Hòa Bình cùng Phú Thọ phía Tây. Hà Nội cách thành phố cảng Hải Phòng 120 km. Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, thành phố có diện tích 3.324,92 km2, nằm ở cả hai bên bờ sông Hồng nhưng tập trung chủ yếu bên hữu ngạn.
    Địa hình Hà Nội thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông với độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước biển Nhờ phù sa bồi đắp, ba phần tư diện tích tự nhiên của Hà Nội là đồng bằng, nằm ở hữu ngạn sông Đà, hai bên sông Hồng và chi lưu các con sông khác. Phần diện tích đồi núi phần lớn thuộc các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức, với các đỉnh núi cao như Ba Vì (1.281 m), Gia Dê (707 m), Chân Chim (462 m), Thanh Lanh (427 m), Thiên Trù (378 m) . Khu vực nội thành có một số gò đồi thấp, như gò Đống Đa, núi Nùng.
    Thủ đô Hà Nội có bốn điểm cực là:
    · Cực Bắc là xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn.
    · Cực Tây là xã Thuần Mỹ, huyện Ba Vì.
    · Cực Nam là xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức.
    · Cực Đông là xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm.
    Hà Nội nằm hai bên bờ sông Hồng, giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ trù phú và nổi tiếng từ lâu đời. Hà Nội có vị trí và địa thế đẹp, thuận lợi để trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học - công nghệ, và đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam.
    1.1.2 Khí hậu thành phố Hà Nội
    Khí hậu Hà Nội tiêu biểu cho vùng Bắc Bộ với đặc điểm của khí hậu cận nhiệt đới ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa về đầu mùa và có mưa phùn về nửa cuối mùa. Nằm về phía bắc của vành đai nhiệt đới, thành phố quanh nǎm tiếp nhận lượng bức xạ Mặt Trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao. Và do tác động của biển, Hà Nội có độ ẩm và lượng mưa khá lớn, trung bình 114 ngày mưa một năm. Một đặc điểm rõ nét của khí hậu Hà Nội là sự thay đổi
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...