Thạc Sĩ Báo cáo khảo sát tuyến điểm du lich

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 4/4/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giới thiệu chung



    LỜI MỞ ĐẦU

    Du lịch là ngành dịch vụ lớn nhất trên thế giới, chiếm 40% thương mại dịch vụ toàn cầu. Là ngành sử dụng 1/10 số lao động trên toàn thế giới. Trong bức thông điệp nhân ngày du lịch thế giới 27/9 tổng thư ký tổ chức du lịch thế giới ( UN _ WTO ) đã khẳng định: “Du lịch là chìa khoá mang lại sự thịnh vượng cho cả nước giàu và nước nghèo”. Doanh thu ngoại tệ từ du lịch hằng năm vượt qua các ngành công nghiệp điện tử, sản xuất ôtô và nông nghiệp. Không ít quốc gia coi du lịch như một ngành xương sống và phát triển chủ yếu dựa vào du lịch như Thái Lan, Xingapo.

    Đối với Việt Nam, du lịch đã và đang đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế đất nước. Thu nhập xã hội từ du lịch đạt 2 tỉ USD/năm (chiếm 4% GDP), tạo được nhiều việc làm trực tiếp và gián tiếp cho xã hội. Du lịch Việt Nam có nhiều điều kiện để phát triển do chính sách hội nhập quốc tế của Đảng và nhà nước, quan trọng hơn cả là nước ta có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng và giàu bản sắc dân tộc. Tính đến tháng 4 năm 2004, Việt Nam có 2.741 di tích, thắng cảnh được xếp hạng quốc gia. Đặc biệt Việt Nam có 7 di sản được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Đó là di sản thiên nhiên Vịnh Hạ Long, vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, di sản văn hoá phố cổ Hội An, quần thể di sản văn hoá Huế, cùng với 2 di sản văn hoá phi vật thể là Nhã Nhạc cung đình Huế và không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên. Tính đến năm 2004, Việt Nam còn được UNESCO công nhận 4 “khu dự trữ sinh quyển thế giới” là Cát Bà, khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng, vườn quốc gia Cát Tiên, Cần Giờ. Việt Nam là 1 trong hơn 10 quốc gia trên thế giới có Vịnh “ đẹp nhất thế giới” là Vịnh Hạ Long, Vịnh Nha Trang. Đồng thời chúng ta còn là quốc gia đứng thứ 27 trong số 156 quốc gia có biển đẹp trên thế giới, với 125 bãi tắm biển, trong đó hầu hết là các bãi tắm rất đẹp và thuận lợi cho khai thác du lịch mà không phải quốc gia nào cũng có được.

    Tiềm năng du lịch của Việt Nam là rất lớn nhưng để biến nó thành sự phát triển của ngành du lịch thì không thể thiếu được yếu tố con người. Từ lâu việc đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch đã là vấn đề cơ bản và đến nay càng trở nên cấp thiết. Lao động trong ngành du lịch phải có đủ tri thức, năng lực nhằm đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao của ngành du lịch trên bình diện quốc gia và quốc tế, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế nói chung và ngành du lịch Việt Nam nói riêng.

    Nhằm lấp dần khoảng cách giữa kiến thức khoa học với kinh nghiệm thực tiễn, với mong muốn cập nhật hoá tri thức khoa học và nghiệp vụ trong lĩnh vực du lịch, phát huy các kiến thức đã được lĩnh hội trong quá trình học tập cho sinh viên, giúp sinh viên có cái nhìn thực tế và định hướng về nghề nghiệp tương lai, đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao về nguồn nhân lực được đào tạo cho ngành du lịch Việt Nam trong thời kỳ hội nhập.

    Xuất phát từ những yêu cầu trên, được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường, khoa Du Lịch trường Đại Học Dân Lập Đông Đô phối hợp với công ty Nam Việt tổ chức chuyến đi khảo sát tuyến, điểm du lịch ( Hà Nội – Hạ Long –Đảo Tuần Châu – Cửa Ông - Móng Cái - Đông Hưng( Trung Quốc) – Hà Nội ) từ ngày 13/11/2008 đến ngày 16/11/2008. Chuyến đi khảo sát đã diễn ra thành công tốt đẹp. Qua chuyến đi khảo sát này em đã rút ra được nhiều bài học bổ ích và quý báu, kinh nghiệm thực tế được mở rộng mà trong sách vở ít đề cập tới. Đó là những bài học vô cùng quý giá đối với riêng em và các bạn sinh viên khoa Du lịch khoá 12.

    Em xin chân thành cản ơn thầy Vũ Đình Thuỵ _ chủ nhiệm khoa Du Lịch, cô Phùng Thanh Hiền và cô Trần Thị Sâm đã nhiệt tình chỉ bảo, giúp đỡ chúng em có được chuyến đi thuận lợi và đầy bổ ích này.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...