Báo Cáo Báo cáo khảo sát tuyến điểm du lịch ở nước ta. Thực trạng và giải pháp

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    TÍNH CẤP THIẾT CỦA CHUYẾN KHẢO SÁT
    Việt Nam được thế giới biết đến như một biểu tượng của sự đoàn kết, kiên cường, bất khuất trong đấu tranh giành độc lập, tự do. Việt Nam là một đất nước có nền văn hiến lâu đời, với những cảnh quan kỳ thú, một đất nước có tiềm năng phát triển du lịch vô cùng lớn. chính vì thế cần phải khai thác tốt hơn các tiềm năng thế mạnh về du lịch của đất nước, nâng cao ý thức du lịch phù hợp với truyền thống văn hoá của dân tộc và văn minh quốc tế. Để đạt được mục tiêu đó thì việc đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch đang là vấn đề cấp bách.
    Được sự quan tâm của nhà trường, Ban Chủ Nhiệm Khoa Du Lịch - Đại Học Đông Đô tạo điều kiện cho sinh viên khoá 12 – Văn hoá Du Lịch đi thực tế nhằm mục đích giúp sinh viên tiếp cận, phát huy được tính sáng tạo trong công việc sau này. Chuyến đi này sẽ giúp chúng ta có một cách nhìn thực tế hơn về công việc của hướng dẫn viên, hiểu thêm tài nguyên du lịch của các tỉnh thành từ Hà Nội đến Quảng Nam.
    Qua đây, em xin chân thành cảm ơn Ban Chủ Nhiệm Khoa Du Lịch – Đại Học Đông Đô cùng toàn thể các thầy cô trong khoa và các hướng dân viên của công ty Nam Việt đã tạo điều kiên và giúp đỡ chúng em có được chuyến đi thực tế an toàn – bổ ích – vui vẻ và thành công.

    MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA CỦA THỰC TẬP LỮ HÀNH

    Nền kinh tế thế giới hiện nay đã có nhiều thay đổi về cơ cấu kinh tế, đó là tăng cường ngành phát triển du lịch. Trong bối cảnh đó thì hầu hết các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đều xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Để đáp ứng mục tiêu đó trong quá trình đào tạo nhân lực cho lĩnh vực du lịch ở các trường đã kết hợp giữa giảng dạy với thực tế thông qua các đợt thực tập lữ hành nhằm nâng cao nhận thức cho sinh viên về một số tuyến điểm nổi tiếng của đất nước. Với mục đích “ Hướng về cội nguồn tiếp bước cha anh” được sự giúp đỡ của Ban Giám Hiệu, Khoa Du Lich tổ chức cho sinh viên lớp VH3 đi thực tập lữ hành tại các điểm du lịch đi qua nhiều tỉnh thành của Miền Trung. Và quan trọng là được đi thực tập tại các điêm du lịch được xếp hạng là di sản của thế giới. Chương trình du lịch được thực hiện kết hợp với công ty du lịch Nam Việt giúp sinh viên du lịch lại gần với thực tế, gắn liền với chiều dài lịch sử của dân tộc và chiều dài địa lý của đất nước.
    Giúp sinh viên rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết với thực tế, điều đó có ý nghĩa giúp sinh viên ứng dụng những kiến thức đã học vào môi trường du lịch một cách linh hoạt và sáng tạo. Hình thành ý tưởng tạo lập những tour du lịch phong phú hấp dẫn. Ngoài ra còn giúp sinh viên đánh giá được tiềm năng du lịch trong toàn tuyến và các điểm du lịch.
    Qua chuyên thực tế này có ý nghĩa rất lớn đối với sinh viên chúng em, qua đó rút ra được những kinh nghiệm bổ ích, bước đầu làm quen được với công việc của mình trong tương lai.
    Đồng thời qua đó cũng giúp sinh viên hiểu thêm được sự khác nhau về phong tục tập quán cũng như các vấn đề phát sinh trong tour du lịch dài ngày. Và một điều ý nghĩa nữa cũng không kém phần quan trọng đó là khơi dậy được tính tập thể và mang mọi người đến gần nhau hơn.

    ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

    Đối tượng nghiên cứu của tuyến khảo sát này là: Tuyến du lịch Hà Nội - Nghệ An - Quảng Bình - Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam, các điểm du lịch nổi tiếng của các tỉnh nói trên, bên cạnh đó còn có các tỉnh dọc tuyến khảo sát như: Hà Tĩnh với Dồng Lộc, Quảng Trị với Nghĩa Trang Trường Sơn, Thành Cổ, Địa đạo Vịnh Mốc, Đến với các tỉnh Miền Trung trên tuyến khảo sát này chủ yếu là các điểm, khu di tích gắn liền với cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của dân tộc: Nghĩa trang Trường Sơn, Thành cổ Quảng Trị , các di sản thế giới được UNESCO công nhận: Huế, Hội An, Quảng Nam, Phong Nha - Kẻ Bàng, các bãi biển đẹp: Lăng Cô, Thuận An

    ĐÓNG GÓP CỦA BÁO CÁO

    Báo cáo khảo sát tour tuyến đóng góp thêm vào chương trình học những cái nhìn mới mẻ sau mỗi chuyến đi, bên cạnh đó giúp cho sinh viên cách làm một đề tài, như một lần tập dượt trước khi làm luận văn tốt nghiệp. Đặc biệt hơn, báo cáo khảo sát cũng coi như một đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên, những bài xuất sắc sẽ được lưu giữ tại Thư viện nhà trường cho các thế hệ sinh viên sau nghiên cứu.

    BỐ CỤC CỤC BÁO CÁO

    Báo cáo khảo sát gồm 3 chương:
    Chương I Chương trình và giá Tour
    Chương II Tiềm năng và thực trạng
    Chương III Định hướng và giải pháp.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...